Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cách trồng cây ổi tím độc lạ

Cách trồng cây ổi tím độc lạ

Hiện nay có nhiều giống ổi mới được nhập về Việt Nam. Mỗi loại giống đều có tính ưu việt hơn nhưng giống cũ. Cây ổi tím là cây được ưa chuộng nhất đối với những người muốn trồng vừa làm cảnh vừa thu quả. Giống ổi tím tạo nên sự cuốn hút, bắt mắt đối với người tiêu dùng. Do vậy trồng cây ổi tím trở thành phong trào và đã mang lại hiệu quả cao cho người trồng. Để có được cây ổi tím đẹp làm cảnh vừa thu hoạch quả thì cách trồng và chăm sóc cần tuân thủ một số kỹ thuật sau:

Trồng cây ổi tím vừa làm cảnh vừa ăn quả

1. Trồng cây ổi tím vào tháng mấy trong năm?

– Cây ổi tím ưa khí hậu nắng ấm, khả năng chịu rét kém. Khung nhiệt độ để cây ổi sinh trưởng phát triển mạnh từ 20 – 30oC.

– Các tỉnh thuộc Miền Nam có thể trồng quanh năm. Nhưng để tốn ít công chăm sóc nên trồng vào tháng 5 – 6 đầu mùa mưa.

– Đối với tỉnh thuộc Miền Bắc nên trồng vào mùa Xuân từ tháng 2 – 4 dương lịch.

Trồng cây ổi tím vào tháng mấy trong năm

2. Chọn giống cây ổi tím

– Cây ổi tím là giống nhập ngoại. Vậy nên mua cây giống tại đơn vị cung ứng giống uy tín chất lượng, đảm bảo đúng giống và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Cây giống ổi tím cần đạt một số tiêu chuẩn như cây đạt chiều cao từ 50 cm trở lên, cây phát triển khỏe mạnh, mập, thân lá xanh tốt, bộ rễ phát triển mạnh, cây không nhiễm sâu bệnh hại.

Giống cây ổi tím đạt tiêu chuẩn suát vườn

3. Chuẩn bị đất và đào hố trước khi trồng cây ổi tím

– Đất trồng cây ổi tím nên chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt, tầng canh cách dày 50 cm. Mật độ trồng cây cách cây từ 4 – 5 m, hàng cách hàng 3 – 4 m.

– Đào hố trồng có kích thước tùy thuộc vào kích thước bầu cây giống. Thông thường đào hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm. Khi đào cần để riêng từng lớp đất. Lớp đất trên dùng trộn đều với phân bón lót, còn lớp đất dưới phủ lên trên mặt hố.

– Lượng phân bón lót tính cho 1 gốc: 3 – 5 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg vôi + 0,1 kg đạm ure + 0,5 – 0,6 kg super lân + 0,1 kg kali.

– Việc chuẩn bị đất và đào hố được tiến hành trước trồng từ 20 – 30 ngày.

4. Cách trồng cây ổi tím sai trĩu quả

– Cơi hốc nhỏ trên hố đã đào trước, kích thước tùy thuộc vào kích cỡ bầu cây giống. Dùng dao cắt vỏ bầu và đặt cây giữa hố, nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu. Điều chỉnh cây hướng thẳng, lấp đất nén chặt cố định cây và vun cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm.

– Trồng xong phủ rơm rạ giữa ẩm cho đất. Để hạn chế cây đổ ngã khi gặp gió lớn có thể cắm cọc tre cố định thân cây. Tiến hành tưới nước để giữ ẩm tạo cho rễ cây nhanh phát triển.

Trồng cầy ổi tím bắt mắt như thế nào?

5. Kỹ thuật chăm sóc cây ổi tím

– Chế độ nước tưới cho cây ổi tím: Cần đảm bảo duy trì độ ẩm đất cho cây từ 60 – 70%. Quan trọng là mùa khô, giai đoạn khi trái đang lớn và lúc sắp chín cần chú trọng việc tưới nước cho cây, ngày tưới 1 – 2 lần.

– Phòng trừ cỏ dại: Làm cỏ thường xuyên để gốc cây luôn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại. Sau khi làm cả cần phơi cỏ sau đó tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Mỗi năm thông thường làm cỏ 2 lần vào tháng 1 – 2 mùa xuân và tháng 8 – 9 mùa thu.

– Cách cắt tỉa tạo dáng, kích thích ra hoa quả theo ý muốn. Thời gian trồng cần liên tục cắt tỉa tạo dáng, chọn cành cấp 1, 2 để cây có bộ khung chắc chắn. Mỗi năm tiến hành cắt tỉa vào cuối mùa thu tháng 9 – 10 dương lịch.

Cây ổi tím tô điểm sắc màu vườn cây

* Kỹ thuật bón phân cho cây ổi tím

– Lượng phân bón cho cây ổi tím thay đổi theo từng năm tuổi khác nhau.

– Năm thứ 1 – 3 tuổi: Lượng phân bón tính cho 1 gốc/năm: 0,2 – 0,3 kg đạm ure + 0,1 kg Kali. Tổng lượng phân chia đều hai lần bón. Bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra, nên bổ sung từ 1 – 3 kg phân hữu cơ vào tháng 9 – 10 để giúp cây phát triển tốt.

– Giai đoạn cây cho thu hoạch: 1,5 – 2 kg Đạm ure + 1 kg Super lân + 1 kg Kali. Tổng lượng phân trên chia đều làm 2 lần bón vào tháng 6 – 7 và tháng 9 – 10 dương lịch hàng năm. Bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục từ 3 – 5 kg/gốc vào tháng 9 – 10 dương lịch, kết hợp với bón phân vô cơ.

– Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ổi tím: Cần lưu ý một số đối tượng gây hại cây ổi như đốm lá, rệp sáp, giòi đục quả, … Cần kiển tra thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để đưa ra phương pháp thích hợp.

6. Thu hoạch quả ổi tím vào thời gian nào trong năm?

– Đối với cây giống ổi tím được trồng từ hạt thì sau 4 năm cây ổi tím mới cho quả. Còn cây ổi ghép đang phổ biến hiện nay thì quả ra khi cây được 2 năm tuồi.

– Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở các tỉnh Miền Bắc ổi thường chín vào mùa hè nhưng mùa quả này chất lượng không cao.

– Vào năm thứ 3 trở đi cây cho năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt.

 

Trong quả ổi tím chứa nhiều thành phần dinh dưỡng