Cây húng chanh là cây trồng quen thuộc đối với người dân Việt Nam, là loại rau được trồng xung quanh vườn. Tuy nhiên loại rau này rất ít người biết được hết công dụng cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc nam này. Để hiểu rõ được tác dụng của cây rau húng chanh này mời bạn đọc cùng tham khảo về những bài thuốc được chế biến từ cây húng chanh để chữa bệnh cho con người như thế nào?
1. Đặc điểm nhận dạng cây lá húng chanh
– Hiện nay, đang còn rất nhiều người đang còn nhầm lẫn cây húng chanh với cây rau kinh giới, bởi 2 loại lá của 2 cây này có hình dạng gần giống nhau. Đều là cây thân thảo và là cây sử dụng lá.
– Tuy nhiên cây húng chanh là loại cây cỏ, được nhiều vùng miền gọi với những tên gọi khác nhau như: tần dày, rau tần, rau thơm lông,… Cây mọc đứng, phần thân dạng gỗ. Lá húng chanh có hình tim, dày, giòn, mọng nước, gân lá nỗi rõ, mép lá hình răng cưa, trên bề mặt lá có lớp lông mịn bao quanh, mùi thơm dễ chịu. Hoa húng chanh màu tím đỏ, mọc từng cụm. Quả húng nhỏ, có màu nâu và chứa 1 hạt bên trong. Cây có mùi thơm như chanh kèm theo vị chua.
Đặc điểm cây húng chanh
2. Tính vị của cây húng chanh
– Cây húng chanh có vị cay, tính ấm, mùi thơm
* Thành phần dinh dưỡng có trong cây húng chanh
– Cây húng chanh có chứa hàm lượng cao các vitamin A, B, C, Omega 6 và một lượng nhỏ acid ascorbic. Những hoạt chất này giúp tăng cường thị lực, cải thiện tình trạng thoái hóa điểm vàng và hệ miễn dịch của cơ thể.
– Trong lá húng chanh có chứa hàm lượng tinh dầu khá rồi dào với 65,2% hợp chất Phenolic và codeine. Nhờ đó, tinh dầu húng chanh giúp tăng cường khả năng kháng sinh tự nhiên trên đường hô hấp.
– Với những đặc tính này, cây húng chanh đã được nhiều người dân cũng như nhiều đơn vị lựa chọn để sản xuất thuốc trị ho và cảm cúm.
3. Lá húng chanh có tác dụng gì? Một số bài thuốc từ húng chanh
Bên cạnh trị ho, giải cảm và viêm họng, húng chanh còn giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh và bài thuốc hoặc mẹo điều trị từ húng chanh:
3.1. Lá húng chanh chữa viêm họng, khản tiếng
Cách 1: Dùng 6 – 8 lá húng chanh rửa sạch ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó dùng lá này nhai và nuốt. Mỗi ngày thực hiện 5 – 6 lần.
Cách 2: Giã nát một nắm lá húng chanh lấy nước cốt. Chia nước cốt thành 2 phần uống trong ngày.
Cách 3: Dùng 20g lá húng tần thái nhỏ trộn với 20g đường phèn rồi hấp cách thủy. Sau đó, chắt lấy nước uống dẫn. Phần bã lá dùng để ngậm. Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần, trong khoảng 3 – 5 ngày.
3.2. Chữa ho, cảm lạnh, đau đầu, miệng đắng
Bài thuốc 1: Sắc các vị thuốc sau: 15g húng chanh, 8g lá chanh, 8 lát gừng tươi, 20g húng quế. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài thuốc 2: Sắc uống ngày 1 thang thuốc bao gồm các vị: Húng chanh và hẹ mỗi thứ 15g, bạc hà 5g, tía tô 8g, gừng 3 lát.
Cây lá húng chanh giúp trị ho cho bé rất hiệu quả
Bài thuốc 3: Thái nhỏ khoảng 20g húng chanh rồi cho vào bát ngâm với rượu. Đun sôi nước rồi cho bát húng chanh ngâm rượu vào đun cho sôi lại. Dùng nước này xông hơi từ 5 – 10 phút. Sau khi xông cần lau sạch mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi không có gió. Không áp dụng phương pháp này cho trẻ em.
Bài thuốc 4: Lá húng chanh chữa ho cho trẻ em, dùng khoảng 10 lá húng chanh giã nát, cho thêm quất xanh đã bỏ hạt và đường phèn. Đem chưng cách thủy tất cả các nguyên liệu trong khoảng 20 phút. Dùng nước cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày.
3.3. Điều trị ho có đờm bình thường
Chuẩn bị 10 – 15 lá húng chanh sạch rồi đem xay nhuyễn cùng 3 – 4 quả quất xanh. Cho thêm đường phèn vào hỗn hợp rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Sau đó gạn lấy nước uống, phần cái đem ngậm bỏ bã.
3.4. Điều trị bệnh hen suyễn
Chuẩn bị húng chanh và tía tô mỗi vị 10g. Sắc các vị thuốc với 500ml nước đến khi còn khoảng một nửa. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày. Người bệnh cần chú ý kiêng ăn hải sản thực phẩm chiên rán và nước lạnh.
3.5. Húng chanh chữa lỵ ra máu
Dùng húng chanh tươi rửa sạch rồi thái nhỏ, trộn với lòng đỏ 2 quả trứng gà. Hỗn hợp này đem hấp cách thủy. Mỗi ngày ăn trứng hấp húng chanh 2 lần và duy trì liên tục khoảng 3 ngày.
3.6. Chữa cảm sốt không ra mồ hôi
Sắc bài thuốc gồm các vị: Húng chanh 20g, gừng tươi thái lát 5g, tía tô 15g. Uống thuốc khi còn ấm để tăng tiết mồ hôi cho cơ thể.
Cây húng chanh giúp hạ sốt
3.7. Chữa dị ứng nổi mề đay
Sắc 15g húng chanh khô với 2 bát nước cho đến khi lượng nước còn khoảng ½. Chia thuốc thành 3 phần, uống trong ngày. Đồng thời, người bệnh nên dùng lá húng chanh tươi giã nát cùng chút muối. Sau đó đắp lá đã giã lên vùng da viêm, sưng.
3.8. Trị côn trùng đốt
Giã nát 20g lá húng chanh tươi với muối rồi đắp lên vết côn trùng cắn.
3.9. Trị hôi miệng, tưa miệng
Dùng lá húng tần khô sắc cùng nước. Mỗi ngày dùng nước này ngậm và súc miệng từ 5 – 7 lần sẽ giúp giảm hôi miệng. Đối với những bệnh nhân bị tưa miệng, người bệnh có thể dùng húng chanh tươi nhai, ngậm hằng ngày.
4. Những lưu ý khi sử dụng cây húng chanh chữa bệnh
Húng chanh có nhiều tác dụng đối với cơ thể. Tuy nhiên sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe:
+ Lá và thân của cây húng chanh có nhiều lông nên dễ gây kích ứng đối với những người có làn da nhạy cảm.
+ Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng húng chanh để trị bệnh. Bởi vì cây húng chanh có chứa những hoạt chất không phù hợp với những đối tượng này.
+ Các bài thuốc hoặc mẹo chữa bệnh từ lá tần kể trên chỉ phù hợp với bệnh nhẹ. Hiệu quả đạt được phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Như vậy lá húng chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc sử dụng các loại thảo dược quen thuộc để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình.