1. Kỹ thuật chọn và nhân giống khoai tây
1.1 Công tác chuẩn bị củ giống
– Cách chọn củ giống khoai tây: Ưu ý khi chọn củ giống nên chọn củ có khổi lượng trên 45g/củ, sạch bệnh có từ 3-5 mắt mầm. Giống cần được tiến hành xử lý mầm trước khi đưa ra ruộng trồng.
– Lục hóa củ giống: Là làm cho củ giống có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt, tăng sức nảy mầm. Giống khi đưa từ kho lạnh ra cần được đặt trên giàn trong điều kiện tán xạ. Thời gian lục hóa củ giống ít nhất từ 15-20 ngày, độ dày lớp củ để xử lý từ 1-2 lớp.
1.2 Phương pháp cắt củ giống khoai tây: (Cắt củ dời và cắt dính).
Củ giống được đem cắt phải có độ trẻ về sinh lý. Tốt nhất là dùng củ giống ngồn nhập khẩu hoặc củ giống được bảo quản trong kho lạnh ở điều kiện 4oC. Củ giống phải có khối lượng ít nhất từ 45g/củ trở lên và hết thời gian ngủ nghỉ (bắt đầu mọc mầm, trường hợp mầm yếu thì phải kích thích mầm) mới đem cắt.
* Chuẩn bị vật liệu và xử lý dao cắt khoai tây giống
Vật liệu gồm:
– Cồn Công nghiệp, đèn cồn, ximang khô, lửa ngọn nến, dung dịch xà phòng đặc Dao cắt được xử lý có thể bằng cồn Công nghiệp hoặc lửa đèn cồn hay lửa ngọn nến hoặc dung dịch xà phòng.
– Dao sắc và mỏng (không gỉ)
Mỗi lần cắt nhất thiết phải xử lý lại dao cắt để tránh lây lan bệnh từ củ này sang củ bệnh sang củ sạch bệnh.
* Phương pháp và tiêu chuẩn miếng cắt:
Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với tiết diện miếng cắt phải là nhỏ nhất tránh gây thương tổn không cần thiết.
Có 2 phương pháp cắt củ giống:
– Phương pháp cắt dời: Sauk hi cắt chấm ngay mặt cắt vào xi măng và cho lên giàn bảo quản sau 2 ngày mới đem trồng.
– Phương pháp cắt dính: Khi cắt miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính khoảng 2-4 mm, dùng tay giữ chặt 2 miếng cắt ép lại như cũ để hai miếng cắt còn dính lại với nhau (như lúc chưa cắt) rồi xếp lên giàn và các vật dụng khác để thông thoáng không cho vào nơi, vật dụng ẩm ướt dễ bị nhiễm khuẩn. Phương pháp này thì không xử lý củ giống sau cắt với bất kỹ loại hóa chất nào. Mỗi miếng cắt phải có ít nhất 2 mầm trở lên, mỗi củ giống chỉ nên cắt đôi không cắt thành 3-4 miếng theo mầm.
1.3 Cách bảo quản củ giống sau khi cắt
Củ giống sau cắt phải được bảo quản trong điều kiện 20-22oC, khô ráo và thoáng khí, khoảng 8-10 ngày thì vết cắt lành. Trước khi trồng 2 ngày nên tách hẳng hai miếng ra để vết thương lành lại mới trồng. Thời gian bảo quản củ giống sau cắt có thể được 15-20 ngày trướng khi trồng mà không ảnh hưởng đến chất lượng củ giống.
1.4 Chọn vùng nhân giống khoai tây
Vùng nhân giống là khâu then chốt nhất để đảm bảo cho giống khoai tây được sạch bệnh đặc biệt là bệnh virut trên cây khoai tây, vùng nhân giống phải được cách ly về không gian và thời gian và phải thường xuyên được luân canh với cây lúa nước, không được bố trí vùng nhân giống trên các vùng đất màu đã được trồng các cây họ cà, cây ớt, cây thuốc lá.
2. Kỹ thuật sản xuất giống khoai tây
2.1 Bố trí thời vụ sản xuất giống khoai tây
– Vụ đông: trồng từ 20/10-20/11.
– Vụ Xuân: trồng từ 5/1-5/2.
2.2 Cách chọn đất trồng và làm đất sản xuất giống khoai tây
Đối với ruộng làm giống khoai tây nên chọn chân đất cát pha, đất thịt nhẹ có tầng canh tác dày, có hàm lượng dinh dưỡng cao, khô, thoát nước tốt. Đất phải cày bừa kỹ, sạch cỏ và được xử lý vôi bột 600kg/ha, thuốc trừ sâu dạng hạt và có thể bổ sung them nấm đối kháng có ích Trichodema trong đất sau đó lên luống cao 25-30 cm, rộng 1,2 m, rãnh rộng 30-35 cm.
2.3 Mật độ và khoảng cách trồng khoai tây giống
– Mật độ 6 khóm/m2.
– Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng: 40 cm, cây cách cây: 30 cm.
– Phương pháp trồng: Đặt củ nằm nghiêng, để mầm tiếp xúc đất, khi trồng tuyệt đối không cho củ giống tiếp xúc với phân hóa học, không nên đặt củ giống ra ngoài gần mép luống vì khoai tây phát triển vùng tia củ trong bán kính 20-25 cm, đồng thời độ sâu lấp củ giống phải đạt 8-10 cm.
2.4 Kỹ thuật bón phân cho khoai tây giống
– Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng 20 tấn + Đạm Ure: 350 kg + Super lân: 700 kg + Kaliclorua: 300 kg.
– Phương pháp bón phân: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng phân Kali. Bón thúc chia làm 2 lần, thúc lần 1: 1/3 tổng lượng đạm và lượng kali; thúc lần 2: lượng phân còn lại. Khi bón phân cần kết hợp vun luống và làm sạch cỏ dại, Thúc lần 1 khai cây mọc được 5-7 lá thật khoảng 20-25 ngày sau trồng, lần 2 cách lần 1 là 20-25 ngày.
2.5 Kỹ thuật che phủ luống khoai tây giống
Kỹ thuậ che phủ luống được rất nhiều địa phương áp dụng, sau khi lên luống trồng thì tiến hành che phủ luống bằng nilon (nên sử dụng nilon đên 2 mặt một mặ đen một mặt có ánh bạc trường hợp này áp dụng bón phân chuyên dùng và bón 1 lần duy nhất), rơm rạ, mùn hữu cơ hoặc các thực vật khác nhằm giữ cho đất luôn tơi xốp và giữ ẩm đất, trong quá trình chăm sóc khoai tây giống cần phải thường xuyên bổ sung che phủ thực vật là vùng phát triển củ đảm bảo độ dầy lớp thực vật che phủ phải đạt 7-10 cm, tránh các trường hợp chôi củ lên khỏi mặt đất sẽ làm xanh củ (lục hóa).
2.6 Kỹ thuật chăm sóc khoai tây giống
Đất trồng khoai tây phải được giữ ẩm thường xuyên, để giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển thân, lá, củ được thuận lợi. Làm cỏ, vun gốc kếp hợp xới xáo cho đất thoáng, sạch cỏ dại đê khoai tây phát triển tốt (áp dụng cho trường hợp khoai tây giống không che phủ thực vật).
* Điều tiết nước tưới cho khoai tây giống:
– Tưới lần 1: Áp dụng đồng bộ các phương pháp tưới cho vùng sản xuất khoai tây giống (phương pháp tưới gốc và tưới rãnh) tùy vào từng điều kiện của địa phương cụ thể:
Sau khi trường 2-3 ngày nếu đất khô trong điều kiện chủ động tưới hoàn toàn có thì dẫn nước vào rãnh (chân đất cát pha tưới dãnh ngập 1/2 luống, chân đất thịt nhẹ tưới dãnh ngập 1/3 luống sau khi đất trê luống hoàn toàn đủ ẩm thì tháo kiệt nước).
– Tưới lần 2: Sau lần 1 khoảng 15-20 ngày kết hợp xới xáo đợt 1 và bón phân thúc lần 1 (áp dụng đối với vùng trồng không che phủ nilon hay che phủ thực vật với vùng trồng che phủ thực vật thì chỉ cần vạch rơm rạ hay các thực vật khác cách gốc 15 cm bón trực tiếp và che phủ lại).
– Tưới lần 3: Sau lần tưới 2 khoảng 20-25 ngày kết hợp bón thúc lần 2 (hết số lượng phân bón còn lại, cách bón tương tự lần 1) tùy từng điều kiện thời tiết để tưới vì đây là lần chăm sóc cuối cùng cho vụ sản xuất khoai tây giống.
Lưu ý: Trước khi thu hoạch 15-20 ngay tuyệt đối không được tưới nước, nếu mua lớn phải tháo kiệt nước nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng củ khoai tây.
2.7 Công tác kiểm tra đồng ruộng loại bỏ các cây bị bệnh hay cây lẫn tạp
* Thời gian kiểm tra:
– Lần 1: Sau mọc 10-15 ngày.
– Lần 2: Sau mọc 20-25 ngày.
– Lần 3. Trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần.
Các lần kiểm tra 1 và 2 nên làm trước khi vun xới để dễ quan sát.
* Nhổ bỏ cây bệnh và cây lẫn tạp giống
– Tiến hành nhổ bỏ tất cả các cây có triệu trứng bệnh như virut, héo xanh và héo vàng… tất cả thân lá, rễ, củ cây bệnh kể cả củ cái vào túi đem ra xa ruộng giống và chôn sâu.
– Nhổ bỏ các cây dạng khác do lẫn tạp giống.
– Việc kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ cây bệnh và cây khác dạng phải được tiến hành trước các lần kiểm định đồng ruộng. Nếu kết quả kiểm định chỉ ra tỷ lệ cây bệnh vượt mức cho phép 10TCN 316-2003 phải tiếp tục kiểm tra nhỏ bỏ cây bệnh và cây khác dạng. Ruộng giống nguyên chủng không đạt yêu cầu thì không được nhân tiếp, chỉ sử dụng như củ giống xác nhận.
2.8 Phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây
Phòng trừ sâu bệnh hại khoai tây giống dựa trên nguyên tắc phòng trừ tổng hợp IPM,ICM.
* Sâu xám:
– Đặc điểm phát sinh và tập tính gây hại: Sâu xám thường cắn ngang gốc cây khi khoai tây đang thời kỳ mọc, sâu hoạt động mạnh về ban đêm bắt đầu từ 8-10 giờ tối sâu xám ở dưới đất chui lên mặt đất và bám vào cây để ăn lá, đến khoảng 4-6 giờ sáng thì chui xuống gốc cây hoặc dưới đất để ẩn.
– Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, bắp bằng tay (soi đèn vào 9-10 giờ tối hoặc bắt vào buổi sáng sớm). Dùng Basudine 10H dạng hạt để xử lý đất, liều lượng dùng từ 3-4 kg cho 500 m2.
* Nhện trắng:
– Đặc điểm phát sinh gây hại: Nhện trắng thường xuất hiện và gây hại khi thời tiết ấm, nhện tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá non, ngọn non và chích hút dịch làm cho lá ngọn quăn lại.
– Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc Supracide 40EC, Ortus 5EC, Diazol 50EW phun trừ khi nhện bắt đầu xuất hiện.
* Bọ trĩ:
– Đặc điểm phát sinh gây hại: Bọ trĩ xuất hiện và gây hại khoai tây khi thời tiết ấm. Chúng chích hút dịch lá làm cho lá bị khô và chết.
– Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc Tanggo 50SC, Supracide 40EC, Treebon 10EC… để phun trừ ngay khi thấy bọ trĩ xuất hiện.
* Bệnh virut
– Các bệnh virut như bệnh virut xoăn lùn, bệnh virut cuống lá, bệnh khảm lá. Tất cả các bệnh do virut gây ra cách phòng trừ là tiêu diệt triệt dể môi giới truyền bệnh như rệp và bọ phấn…Sử dụng giống sạch bệnh và nhổ bỏ cây bị bệnh.
* Bệnh lở cổ rễ:
– Do nấm gây nên, tuy không xảy ra thành dịch nghiêm trọng với khoai tây nhưng thường làm chết cây ở thời kỳ mọc.
– Biện pháp phòng trừ: Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng. Khi làm đất phải dọn sạch tàn dư thực vật ở vụ trước còn lại, đặc biệt là ruộng lúa bị bệnh khô vằn. Nhổ bỏ cây bị bệnh để tránh lây lan, trồng mật độ hợp lý. Có thể dùng thuốc như: Validacin 5L, Anvil 5SC, Moceren 25WP… để phun khi có bệnh.
* Bệnh héo xanh vi khuẩn
Biện pháp phòng trừ là dùng củ giống sạch bệnh, xử lý đất trước khi trồng và nhổ bỏ cây bệnh. Luân canh với lúa nước, không trồng khoai tây ở những ruộng trước đó vừa trồng khoai tây, cây họ cà hoặc thuốc lá.
* Bệnh mốc sương:
Biện pháp phòng trừ: Tiến hành kiểm tra đồng ruộng (nhất là những ngày có độ ẩm không cao hoặc mưa phùn). Khi thấy bệnh chớm xuất hiện phun thuốc Booc đô nồng độ 1% hoặc Zinep 80WP.
3. Thu hoạch và bảo quản khoai tây giống
Thu hoạch vào những ngày nắng ráo, loại bỏ cây khác giống, khác dạng, bệnh trước khi thu hoạch, tiến hành phân loại củ ngay trên đồng ruộng tránh làm sát vỏ củ, để củ thật ráo vỏ trong vòng 15-20 ngày trước khi đưa vào kho lạnh. Chuẩn bị đầy đủ các túi lưới, dụng cụ đựng củ giống và kho lạnh đảm bảo duy trì nhiệt độ 4oC trong suốt quá trình bảo quản giống.