Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật thiết kế vườn trồng cây lê

1. Xác định quy mô trang trại thích hợp

– Bước thứ nhất của công tác thiết kế vườn cây lê là xác định quy mô trang trại thích hợp.

– Với trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật và trước sự phát triển của thị trường thương mại nước ta, việc xây dựng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức quy mô trang trại là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế.

– Phương hướng đúng đắn trong phát triển kinh tế trang trại là nhiều trang trại cùng phát triển lập nên những vùng kinh tế hàng hoá lớn. Xây dựng những vùng sản xuất lớn tập trung, chuyên canh và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp trong một hệ canh tác nông nghiệp bền vững.

.2. Chuẩn bị cơ cấu cây trồng trong vườn cây lê

– Tạo một không gian sinh thái thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau.

– Vườn quả có khả năng duy trì và bảo vệ đất trồng trọt, tạo thuận lợi cho sự phát triển quần thể các giống và loài, bảo vệ lẫn nhau trong các điều kiện môi trường sinh thái bất lợi.

– Rải vụ thu hoạch trong một năm hoặc nhiều năm để bố trí sắp xếp lực lượng lao động trong vùng trong trang trại một cách hợp lý nhất, có đủ nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến hoạt động liên tục trong một năm.

– Các giống và chủng loại cây trồng phải thích nghi cao với điều kiện sinh thái vùng trồng. Cần lựa chọn kỹ càng các giống tiến bộ có năng suất cao, phẩm chất tốt, mã quả đẹp đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

– Không nên trồng xen quá nhiều chủng loại cây ăn quả bởi vì sẽ gây khó khăn cho công tác phòng trừ sâu bệnh, sản phẩm quả nhiều chủng loại, số lượng manh mún, không còn mang tính hàng hoá.

3. Thiết kế hệ thống đường giao thông chính

– Hệ thống đường cần được thiết kế ngay từ đầu nhằm nối liền khu vực trồng cây lê với các khu vực khác để thuận tiện cho việc đi lại.

– Đối với vườn có diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông.

– Với diện tích lớn hơn cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích 0,5 – 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt, đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên xuống, đường liên lạc giữa các đồi.

Kỹ thuật thiết kế vườn trồng cây lê

Kỹ thuật thiết kế vườn trồng cây lê

– Hệ thống đường giao thông cần thiết kế bao gồm:

+ Đường trục chính: Đây là đường có chiều rộng khoảng 4 – 6 m

+ Đường lên đồi: Đường lên đồi có chiều rộng khoảng 3,0 – 4,0m. Độ dốc của đường lên đồi không quá 6 – 70.

+ Đường giao thông giữa các đồi, các lô: Rộng khoảng 2,5 – 3,0m.

4. Thiết kế lô, hàng cây trong vườn trồng cây lê

a) Thiết kế lô trồng

– Diện tích lô trồng cây lê phụ thuộc vào địa hình và quy mô chung của vườn cây lê.

+ Diện tích tối đa cho một lô trên diện tích bằng phẳng là 2 – 4ha.

+ Vùng đất dốc là 1 – 2ha. Vùng đất trũng chua phèn là 0,5 – 1ha.

b) Thiết kế hàng cây

– Cách bố trí cây trong vườn

+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn ô vuông.

+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn chữ nhật.

+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn nanh sấu.

+ Bố trí cây theo kiểu hàng kép.

* Tuỳ theo địa hình đất mà áp dụng phương thức trồng thích hợp.

+ Đối với đất bằng hoặc có độ dốc dưới 5: Có nhiều cách bố trí cây: Kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu).

+ Đất có độ dốc từ 5 – 8o: Nên trồng kiểu hàng đơn theo đường đồng mức.

+ Đất có độ dốc từ 8 – 10o: Trồng cây theo hàng đơn trên bậc thang đơn giản được thiết kế theo đường đồng mức.

+ Độ dốc trên 10o: Thiết kế trồng hàng đơn trên bậc thang kiên cố.

c) Xác định mật độ, khoảng cách

* Căn cứ để xác định mật độ, khoảng cách

– Giống cây: Mỗi giống lê có đặc điểm sinh vật học khác nhau, do đó mật độ và khoảng cách trồng cũng khác nhau.

– Tính chất đất đai

+ Có rất nhiều loại đất khác nhau về thành phần, tính chất, độ phì tầng canh tác … phải căn cứ vào từng loại đất cụ thể để xác định khoảng cách trồng cây.

+ Nếu đất tốt thì thiết kế trồng cây với mật độ vừa phải, ngược lại, nếu đất xấu thì phải trồng dày để áp dụng các biện pháp thâm canh cây trồng đồng thời cải tạo đất.

– Căn cứ vào khả năng đầu tư thâm canh của chủ vườn: Nếu chủ vườn có điều kiện đầu tư thâm canh cao thì có thể trồng thưa hơn chủ vườn không có khả năng thâm canh;

– Căn cứ vào khả năng đầu tư ban đầu của chủ vườn: Hiện nay, các chủ vườn có khả năng đầu tư ban đầu lớn hơn thường áp dụng kỹ thuật trồng với mật độ dày hơn. Các năm sau, căn cứ vào độ khép tán của vườn mà có biện pháp chặt tỉa thưa dần.

Ưu điểm của biện pháp trồng dày và tỉa thưa dần là:

+ Tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích so với các vườn trồng với mật độ trung bình ngay từ ban đầu;

+ Giảm được các chi phí cố định như hệ thống tưới, hệ thống nhà xưởng, máy bơm thuốc phòng trừ sâu bệnh, công quản lý,….. Mật độ trung bình của lê là 200cây/ha nhưng ta có thể trồng dày tới 400 – 500 cây/ha. Cây trồng sẽ được tỉa thưa sau 7 – 8 năm trồng. Giải pháp chính để nâng cao mật độ trồng là: Chọn và tạo các giống thấp cây, tán nhỏ và chọn các gốc ghép thích hợp được nhân bằng phương pháp vô tính. Thường xuyên đốn tỉa hợp lý sau mỗi mùa thu hoạch.

+ Trồng cây theo đường đồng mức thì mật độ cây/ha phụ thuộc vào độ dốc của đồi. Độ dốc càng lớn thì số lượng cây càng ít và ngược lại. Khoảng cách hàng cây chính là khoảng cách của hai đường đồng mức, được xác định bằng khoảng cách giữa hai hình chiếu của cây.

+ Khoảng cách cây được xác định như nhau trên các đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì số cây nhiều hơn.

+ Khoảng cách giữa các cây trên một hàng, các hàng trên một lô tuỳ thuộc vào từng loài cây trồng cụ thể.

* Chú ý: Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật độ cây trên một đơn vị diện tích ít hơn trồng theo kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau.

5. Thiết kế hệ thống chống xói mòn

a) Đập chắn nước

Ở các nơi hợp thuỷ giữa các sườn đồi để hạn chế dòng chảy và giữ nước tưới cho cây trong mùa khô hạn, nước để phun thuốc trừ sâu, phân bón và các chất điều hoà sinh trưởng.

b) Băng bậc thang

– Địa hình có độ dốc >10o phải thiết kế băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ nước ở mép bờ. Độ dốc < 10o không cần làm băng bậc thang.

– Thiết kế hàng cây

+ Đất dốc 0 – 5o: Chia lô thiết kế như đất bằng, trồng cây theo băng

+ Đất dốc 5 – 10o: Trồng cây theo đường đồng mức, bố trì hàng cây so le hoặc hàng kép, trồng băng cây phân xanh giữ nước

6. Thiết kế đai rừng chắn gió

a) Mục đích thiết kế

– Việc xây dựng và thiết kế đai rừng phòng hộ là vô rất cần thiết cho bất cứ một vùng trồng cây lê nào. Đặc biệt, ở vùng đồi núi, vai trò của đai rừng phòng hộ càng quan trọng.

– Đai rừng phòng hộ có tác dụng điều hoà không khí hạn chế xói mòn rửa trôi đất, hạn chế gió bão lũ lụt và giữ nước.

– Các đai rừng sẽ có tác dụng giảm tốc độ gió bão, giảm lượng bốc hơi, giữ ẩm trong mùa khô, giữ nhiệt trong mùa lạnh và điều hoà nhiệt độ trong những vùng có gió nóng và thường có hạn hán xảy ra.

b) Thiết kế đai rừng

* Đai chính

– Đai chính gồm 3 – 5 hàng cây vươn cao, tán hẹp, nằm bên ngoài vườn, vuông góc với hướng gió chính.
– Đai chính nằm cách vườn 8 – 15m, có mương cắt rẽ vào vườn quả

* Đai phụ

– Nằm trong vườn, sát các hàng phân cách các lô, vuông góc với đai chính.

– Hướng của đai rừng chắn gió phải vuông góc với hướng gió chính trong vùng, hoặc có thể lệch một góc 300.

– Đai rừng phải bố trí cách xa làng, vườn cây lê đầu tiên từ 10 – 15m. Hàng cây chắn gió được thiết kế chặn vuông góc với hướng gió chính thường xuyên gây hại. Nên trồng các loại cây sinh trưởng nhanh, xanh quanh năm như: Keo dậu, Đài loan tương tư, mít, sấu…

7. Thiết kế hệ thống tưới tiêu

a) Mục đích

– Cung cấp nước cho vườn cây

– Cung cấp dinh dưỡng.

lắp đặt hệ thống tưới nhỏ gọt cho cây lê

Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ gọt cho cây lê

b) Chuẩn bị

– Sơ đồ quy hoạch khu vực trồng cây lê

– Giấy vẽ A3 hoặc A4

– Bút chì than, chì màu, tẩy chì.

c) Các bước tiến hành

– Vẽ sơ đồ hệ thống tưới tiêu khu vực trồng cây lê lên giấy.

– Hệ thống bao gồm:

+ Hệ thống tưới tự chảy: mương, kênh24

+ Bể chứa nước

+ Hệ thống tưới phun

+ Hệ thống tưới nhỏ giọt.