Cây khoai lang là cây lương thực đứng thứ 7 trên thế giới, chỉ đứng sau lúa nước, lúa mì, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn. Cây khoai lang có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là hàm lượng tinh bột, vitamin A, C, và kali, nên cây khoai lang được rất nhiều người lựa chọn làm thực phẩm kể cả củ và lá.
1. Chọn giống khoai lang để trồng
– Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống khoai lang, nhưng để có được năng suất cao bà con thường trồng giống khoai lang tăng sản, có ưu điểm về năng suất và chất lượng được nhiều bà con lựa chọn.
2. Thời vụ trồng cây khoai lang
– Khoai lang có thời gian canh tác từ 100-120 ngày cho thu hoạch củ. Cây khoai lang có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất là vào tháng 2-3 hoặc tháng 8-9 hàng năm.
3. Kỹ thuật ươm giống cây khoai lang
3.1. Kỹ thuật chọn củ giống
– Bà con có thể sử dụng các hom giống từ vụ trước để trồng cây khoai lang. Tuy nhiên, bà con có thể sử dụng nhân giống bằng phương pháp ươm chồi, giúp cây giữ được đặc tính của giống, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.
– Sau khi thu hoạch cây khoai lang từ tháng 11-12, bà con có thể chọn những củ nhỏ, không đạt tiêu chuẩn thương phẩm mà không bị sâu bệnh hại, không bị thối để giống đạt được chất lượng sự nảy mầm của chồi sẽ tốt hơn.
3.2. Kỹ thuật ươm chồi
– Kỹ thuật ươm chồi cây khoai lang không đòi hỏi sự khắt khe, bà con không cần lên luống mà chỉ cần trồng khoai giống xuống đất đủ độ ẩm, tơi xốp, sau 45-70 ngày tùy vào chất lượng cây giống bà con có thể cắt thành hom giống.
4. Kỹ thuật làm đất trồng khoai lang
– Cây lang là cây trồng không kén đất, tất cả các thành phần cơ giới đất nhẹ, thoát nước tốt đều thích hợp trồng được khoai lang. Cây có thể trồng được trên cả tầng đất canh tác hơi chua đến trung tính. Nhưng chịu được đất hơi chua tốt hơn đất kiềm.
Lên luống trồng khoai lang
– Đất trồng cần phải được cày bừa kỹ, tơi xốp, làm sạch cỏ dại. Lên luống rộng từ 1,2-1,5m, cao khoảng 30-40cm. Luống cao sẽ giúp củ khoai lang phát triển đều đạt kích cỡ đối đa và khi thu hoạch củ cũng dễ dàng hơn.
5. Kỹ thuật cắt hom giống khoai lang
Khi chọn dây giống cần chú ý chọn các loại dây đạt đủ tiêu chuẩn như sau:
– Chọn dây bánh tẻ, từ 45-70 ngày tuổi.
– Chọn dây chưa ra rễ, chưa ra hoa.
– Chỉ lấy 2 đoạn dây giống từ ngọn trở vào.
– Chiều dài dây giống từ 25-30cm, đảm bảo dây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại tấn công.
Cắt dây giống làm hom
– Chọn dây giống đảm bảo được chất lượng như trên sẽ cho cây phát triển tốt và năng suất, chất lượng cao.
6. Kỹ thuật trồng khoai lang
– Trồng cây khoai lang, bà con nên chọn khi đất trồng còn ẩm, thời tiết mát mẻ.
– Mật độ trồng: Trồng từ 5-6 dây giống trên 1m dài luống. Dây cách dây 15-20cm.
– Trồng hàng đơn, vùi dây giống ở giữa luống và nối với nhau. Đồng thời đoạn dây song song với mặt luống.
+ Ngọn phải ở trên mặt luống từ 5-10cm
+ Đất vùi dây giống từ 10-15cm.
Trồng khoai dây khoai lang lên luống
– Sau khi trồng khoai lang xong nên tưới nước ngay cho cây để đảm bảo độ ẩm cho cây và giúp rễ cây khoai lang phát triển.
7. Kỹ thuật chăm sóc cây khoai lang
– Sau khi trồng 15-20 ngày bà con cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại tấn công cây khoai lang, đồng thời làm sạch cỏ dại và vén dây dây cho cây khoai lang để cây khoai lang có thể tập chung cho cây, tiện cho quá trình chăm sóc, thu hoạch về sau.
7.1. Cách bấm ngọn cho cây
– Bà con cần chú ý đến việc bấm ngọn cho cây khoai lang. Tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng thân lá cho giai đoạn đầu và tích lũy chất hữu cơ. Giúp cây khoai lang tập chung chất dinh dưỡng nuôi rễ già để củ phát triển to hơn.
– Ngoài ra, bà con cần chú ý đến việc nhấc dây cho cây, để các rễ cây con trên bề mặt bị đứt để cho dinh dưỡng được tập chung về củ được to hơn. Sau khi nhấc xong nên đặt lại về vị trí, để tránh tình trạng làm tổn thương đến thân cây, và quá trình sinh trưởng.
– Nếu để ngọn nhô quá cao, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thân hom làm cây dễ bị táp nắng, dễ bị sâu đục thân dẫn đến suy dinh dưỡng. Chỉ để được 1-2 củ tròn. Trồng kín dây khoai lang không bị táp nắng, phát triển tốt, ra nhiều củ.
7.2. Bón phân cho cây khoai làng
– Trước khi trồng cây khoai lang cần bón lót đầy đủ để cho đất nuôi củ và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tạo độ xốp cho đất.
– Bón với liều lượng: 1ha khoai lang cần bón 10-15m3 phân chuồng đã ủ hoai mục để đạt chất lượng tốt nhất và tránh sâu bệnh hại.
Bón phân cho cây khoai lang
– Khi khoai lang đã phát triển cần bón thêm 60kg Ure + 50kg kali + phân Vân Điển.
7.3. Sâu bệnh hại cây khoai lang
– Cây khoai lang là cây trồng có ít sâu bệnh hại tấn công. Tuy nhiên bà con cần chú ý đến các loại sâu bệnh hại chính như xoăn lá do nấm gây hại, bọ hà…
– Các loại bệnh do nấm gây ra có thể sử dụng một số thuốc hóa học đặc trị về nấm để phun trừ.
– Trên cây khoai lang thường bị bệnh bọ hà hại củ tấn công, làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của củ khoai lang. Để cải thiện tình trạng bọ hại trên cây bà con nên luân canh cây trồng trên ruộng như cây đậu tương, cây lạc, ngô, mía,… trên cùng một ruộng để thay đổi môi trường sống, cơ cấu cây trồng.
Bệnh hà củ khoai lang
– Ngoài ra, bà con có thể luân canh với cây trồng nước để hạn chế các mầm của các loại bệnh gây ra ở cây khoai lang.
– Sau khi thu hoạch cây khoai lang xong bà con nên thu gom các tàn dư của cây khoai lang, mang ra khỏi ruộng để xử lý, đốt. Hạn chế được mầm bệnh từ vụ trước sang vụ sau.
8. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quả củ khoai lang
– Thu hoạch củ:
+ Khi canh tác cây khoai lang được khoảng 105-120 ngày quan sát cây khoai lang ngừng sinh trưởng, các lá và gốc ngã màu vàng, bới đất thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. Bạn nên thu hoạch vào những ngày khô ráo.
+ Thu hoạch cần khéo léo, tránh chạm dụng cụ thu hoạch vào củ gây trầy xước, làm mất độ bóng của củ, có như vậy củ khoai lang mới đạt về hình thức mẫu mã, bán được giá và bảo quản được lâu dài.
Thu hoạch củ khoai lang
+ Mỗi dây cho 3-4kg, bà con nên phân loại củ ngay sau khi thu hoạch tại ruộng, để thuận tiện cho việc vận chuyển và bán sau này.
– Bảo quản củ sau thu hoạch:
+ Nếu bà con chưa bán khoai lang ngay sau khi thu hoạch thì sau khi phân loại củ khoai lang bà con nên để củ nơi thoáng mát, khô ráo.
+ Đối với những củ nhỏ để làm giống cho vụ năm sau để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm và nước để cây mọc mầm, dùng cho bếp và cát khô để bảo quản.