Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Đặc tính cây na

– Na là cây ưa đất thoáng, chịu úng kém nhưng chịu rét và hạn tốt, về mùa Đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá, mua xuân ấp áp vào tháng 3-4 lại ra đợt lá mới và phân hóa mầm hoa.

– Na chin rất nhanh nên cần phải theo dõi và thu hoạch nhanh tránh để Na chin rụng làm giảm năng suất, sản lượng.

2. Chọn đất:

Chọn các chân đất vườn nhà, đất đồi thấp, loại đất nâu, đỏ Baza có tầng canh tác dầy, đất cát pha ven biển.

3. Chọn giống và nhân giống

– Tùy và nhu cầu thị trường có thể trồng các giống Na dai, Na bở, Na Thái Lan…

– Nhân giống (chủ yếu từ hạt): do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2-3 năm. Xử lý hạt bằng cách: Trà với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nòng 55-60oC trong 15-20 phút, hạt có thể này mầm sau 2 tuần lễ.

4. Thời vụ và kỹ thuật trồng

4.1 Thời vụ

– Vụ Xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch

– Vụ Thu trồng từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch

4.2 Kỹ thuật trồng

– Mật độ trồng: Hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3-4 m đảm bảo mật độ 550-600 cây/ha. Trồng bầu khi cây đạt chiều cao 30-40 cm.

– Đào hố: Kích thước (dài rộng sâu – 40cm x 40cm x 40cm hoặc 60cm x 60cm x 60cm) đào so le các hố. Khi đào hố lưu ý phần đất mặt để sang một bên, phần đất gần đấy hố để sang một bên.

– Đối với phần đất mặt được trộn hỗn hợp với tất cả các loại phân dùng để bón lót sau đó cho xuống đáy hố, phần đất còn lại để trên mặt hố tạo vồng và tiến hành phơi hố 1 tháng trước khi trồng.

Cách trồng: Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu niloong, đặt cây vào chính giữa hố và lấp đất cao hơn mặt bầu 2-4 cm và tiến hành chèn chặt đất xung quan bầu và tạo vồng tưới nước, đồng thời phủ rơm rạ hoặc thực vật khác xung quanh gốc để giữ ẩm và hạn chế xói mòn (có thể cố định cây bằng cọc tre và dùng dây mềm buộc cây hạn chế giớ lớn làm đổ và gảy cây).

5. Kỹ thuật bón phân (tính cho 1 gốc cây).

5.1 Bón lót trước khi trồng

– Phân chuồng: Bón 20 – 30 kg phân chuồng/cây (hoặc phân hữu cơ vi sinh (5-10kg/ gốc cây), phân NPK (5-10-3 hoặc 6-8-4 ) 0,3 kg/gốc.

5.2 Chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản:

– Thường xuyên tủ gốc và giữ ẩm cho cây trồng tỏng 3 tháng đầu.

– Lượng phân bón cho 3 năm đầu (kg/cây):

 

Các đợt bón trong năm (2 đợt):

+ Đợt 1: Bón trước mùa mưa: Bón 100% phân chuồng, 100% Lân, 50% đạm và Kali (hoặc bón phân NPK chuyên dùng cho cây ăn quả và bón bổ sung chế phẩm Trichodemar).

+ Đợt 2: Sauk hi thu hoạch quả cắt cành vệ sinh vườn cây: Bón hết số phân còn lại trong năm (hoặc bón phân NPK chuyên dùng cho cây ăn quả và bón bổ sung chế phẩm Trichodemar).

Cách bón: Đào rãnh xung quanh hình chiếu của tán lá sâu 20-30 cm rộng 25-30 cm rãi đều phân trong rãnh và lấp đất.

Lưu ý: Na ra lá hoa tập trung vì vậy cần phun bổ sung dưỡng chất qua lá chon a trong thời kỳ này để tăng khả năng đậu hoa, quả.

6. Tỉa cành, tạo tán

Cắt tỉa cành và tạo án cho cây giúp cây quan hợp tốt, cắt bỏ chồi phụ, cành trong tán, cành tăm, cành hướng địa, cành vượt, để các cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 … để tạo bộ cành khung chính phân bố đều cá hướng của cấy tốt nhất.

7. Trồng xen cây họ đậu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Chủ yếu tập trung trồng các loại cây họ đậu như: Đậu tương, lạc giữa 2 hàng na nhằm mục đích tăng thu nhập cải tạo đất, chống xói mòn và giữ ẩm đất. Cây họ đậu khi thu hoạch xong để lại thân cây phủ gốc giữ ẩm.

8. Chăm sóc thời kỳ kinh doanh (thời kỳ cây cho quả thương phẩm)

 

Lưu ý: Cách bón tương tự như thời kỳ kiến thiết cơ bản. Từ các năm tiếp theo tùy vào độ già cỗi của cây để tiến hành đốn tỉa, cưa cành làm trẻ hóa vườn na và có chế độ chăm sóc phù hợp.

* Kỹ thuật bao quả:

          Sử dụng túi bao quả chuyên dùng cho na kích thước 18×20 cm để bao quả khi quả có kích thước đường kích 2-3 cm. Các quả trên cao thì sử dụng cần bao quả trái chuyên dùng. Việc bao quả cần phải thực hiện đúng kỹ thuật vì đây là công việc rất cần thiết để tăng năng suất chất lượng, thương hiệu và mẫu mã sản phẩm.

Lưu ý: Hàng năm cần tiến hành quét vôi cho các gốc cây nhăm tiêu diệt các ấu trùng ký sinh.

9. Phòng trừ sâu, bệnh hại

9.1 Sâu hại:

Na thường bị các loại sâu hại như sâu đục cành, đục quả, rệp sáp, bọ vòi voi. Phòng trừ bừng thuốc hóa học: Supracid 40EC, Applaud 25SC, Sutin 5EC, Secsaigon 205EC, … phun vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, phun ướt đều cả vào trái, vào lá.

9.2 Bệnh hại:

Na bị bệnh thán thư là phổ biến. Bệnh thán thư hại mạnh trên lá, hoa, ngọn đặc biệt là quả làm cho các bộ phân bị thâm đen và rụng.

Phòng trừ bằng các loại thuốc hóa học như: Bendazol 50WP; Cavil 50SC, …

Lưu ý: Kiểm tra thời gian cách ly đối với từng loại thuốc để đảm bảo an toàn không có dư lượng thuốc BVTV trên quả trước khi thu hoạch.

10.Thu hoạch và bảo quản

10.1 Thu hoạch

Na sắp chin là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa các mắt, và các kẽ này đầy lên và rộng hơn, đỉnh múi thấp xuống. Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “Na bở” kẽ nứt rộng. Chuẩn bị thùng xốp bảo quản quả, kéo cứt sắc bén để cắt quả để cuống quả có độ dài 2-3 cm sử dụng các vật dụng mềm để kê lót, tránh để các trái cọ sát vào nhau gây thâm đen, làm giảm chất ượng mẫu mã. Thu hoạch xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi na chin rất nhanh dễ bị vỡ.

10.2 Bảo quản

Quá trình vào chin của Na xảy ra hô hấp rất nhanh (chin theo giờ), vì vậy cần phải ức chế sự hô hấp của na, do đó trong điều kiện nhiệt độ bình thường cần để thoáng không nên đậy quả kín, nếu bảo quản thì duy trì ở mức nhiệt độ chon a là 13oC.

11. Ghi chép hồ sơ:       

Cần tiến hành ghi chép đầy đủ nhật ký các thông tin về thời gian chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch đóng gói, các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể để dễ dàng truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo an toàn sản phẩm.