Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Mẹo chăm sóc hoa hồng trong mùa hè nắng nóng

Cây hoa hồng là loại cây thích tắm nắng, nhưng vào mùa hè thì lại là đối nghịch với cây hoa hồng. Thời tiết vào mùa hè thường nắng nóng dữ dôi ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa hồng, ảnh hưởng lớn nhất là các nhà vườn chưa che lưới lan để tránh nắng trực tiếp chiếu xuống cây, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây hoa hồng.

Ở mùa hè này, dù đổ bao nhiêu phân bón, phun bao nhiêu thuốc phòng bệnh, bỏ bao nhiêu công sức để chăm sóc các chậu hoa hồng thì cây hoa hồng vẫn thường đâm tược chậm hơn, tược ốm, lá nhỏ, đồng thời nấm bệnh lại cũng phát triển mạnh mẽ… Vậy chăm sóc cho hoa hồng vào những ngày hè như thế nào? Qua bài viết này xin được, gửi tới bạn những cách vô cùng hiệu quả, bằng chính những vật liệu sẵn có, dễ kiếm ở địa phương.

1. Phòng ngừa bệnh sương mai vào đầu mùa nắng cho cây hoa hồng

– Thời điểm nắng nóng là bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 đối với ở miền Bắc, còn đối với miền Nam từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ ngoài có hôm tới 35-38oC, đêm xuống thì sương lại xuất hiện sớm.

Bệnh sương mai trên cây hồng do nhiệt độ gây ra

Bệnh sương mai trên cây hồng do nhiệt độ gây ra

– Thời tiết ban ngày thì nóng nực ban đêm lại ẩm ướt do sương xuống, dẫn đến lá ướt độ ẩm cao sẽ kích thích cho bào tử nấm bệnh phát triển mạnh qua đêm. Khi mặt trời lên, lá khô các bào tử nấm bệnh được giải phóng và phát triển thành bệnh. Thời gian phát triển bào tử nấm bệnh rất nhanh, chỉ trong thời gian 6 giờ đã đủ để bào tử bệnh nấm mốc phát triển nảy mầm và nhiễm vào lá.

– Do đó trong giai đoạn này cần phòng và trị bệnh nấm mốc bạn có thể sử dụng Ridomil Gold 68WG  STREPA 150WP để phun phòng trừ bệnh.

2. Tưới nước thường xuyên cho cây hoa hồng vào mùa nắng nóng

Vào mùa hè nhu cầu nước cho cây hồng là rất cần thiết, cây rất dễ bị thiếu nước dẫn đến héo rũ vào những ngày nắng nóng. Vào những ngày này, nên thường xuyên ra quan sát các cây hồng và để ý kỹ đến các trường hợp sau:

– Đối với cây hồng được trồng trong chậu

+ Nhu cầu lượng nước tưới cho mỗi chậu hồng khác nhau, chậu nào có càng nhiều nhánh non thì nhu cầu tưới nước cho cây càng lớn.

+ Chậu nhỏ mà cây to (chiều cao cây hồng đã gấp 2-3 lần đường kính chậu, tán lá thì phủ kín mặt chậu) mau khô nước hơn chậu to mà trồng cây nhỏ.

+ Trên cùng 1 diện tích nhận nhiều nắng chói chang, nếu chỉ để 1 vài chậu hoa hồng thì các chậu này có xu hướng mau khô nước hơn là để lượng cây hoa hồng dày đặc kín cả mặt đất.

+ Lựa chọn thời gian tưới nước cho cây hoa hồng vào mùa hè cũng là yếu tố quan trọng cho nhu cầu sử dụng nước của cây, bạn cần tưới nước cho cây ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.  Vào sáng sớm bắt đầu tưới vào khoảng 5h30 và kết thúc tưới nước trước 10h để tránh tình trạng nước nóng tưới vào cây sẽ bị bỏng. Vào thời gian chiều mát, nước lúc này hạ nhiệt và dần mát lại thì bạn nên tưới nước cho cây có thể từ 16h30 và kết thúc lúc 19h.

+ Nếu là chậu nhỏ có thể di chuyển được bạn cần di mang chậu vào nơi bong mát khoảng 15 phút rồi hãy tưới cho cây, tránh tình trạng cây bị sốc nhiệt khi tưới nước.

+ Hạn chế tối đa tưới nước lên lá cho cây hồng lúc trời nắng nóng. Bnaj cũng cần tưới ẩm các khu đất xung quanh chậu hồng, sau đó tưới thật đẫm nước vào gốc hồng đến khi thấy dưới đáy chậu chảy nước ra là được, không nên tưới nước lên thân lá cây hồng để tránh gây bệnh cho cây hồng.

Chú ý: vào thời điểm nắng nóng, khi tưới nước tôi tưới rất lâu, tưới đi tưới lại để đảm bảo chậu hoa hồng thấm ướt hoàn toàn. Tránh trường hợp tưới mà chỉ ướt phần đất trồng ở bề mặt hoặc dưới đáy còn phần chính giữa thì khô queo. Tưới như vậy chậu hoa hồng rất mau khô trở lại.

– Đối với hồng được trồng trong đất

Đối với hoa hồng trồng đất, hạn chế việc tưới nước cho cây khi cây đang ra mầm non. Tưới nước cho cây khi trời còn mát, tưới dưới gốc cây khi thấy nước đẫm tràn lên trên mặt đất là được.

3. Chống nắng cho hoa hồng bằng vật liệu tránh nắng

– Vào mùa hè các nhà vườn thường lựa chọn các vật liệu tránh nắng để sử dụng cho vườn hồng, Vật liệu được lựa chọn thường được làm bằng nhựa sợi xanh, đen hoặc đan dệt xen kẽ vào nhau, chúng có tác dụng làm giảm lượng nắng chiếu trực tiếp xuống cây.

– Độ cắt nắng khi sử dụng lưới có thể giảm 50% đến 80% ánh nắng. Đặc biệt chúng rất nhẹ, không hề thấm nước, dễ thi công lắp đặt, độ bền có thể lên đến 3 – 5 năm

4. Luôn giữ mát và làm ẩm đất khi trồng hồng

– Khi trồng hồng vào mùa hè nắng nóng bạn cần lưu ý là giảm nhiệt độ mặt đất trồng.

– Bạn có thể sử dụng bèo ao phủ lên mặt đất bầu đất để giữ ẩm cho cây hồng hoặc sử dụng các vật liệu cách nhiệt để làm mát đất, và giữ được hơi ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ cây hoa hồng phát triển, hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng trong ngày hè .

– Bạn cũng có thể sử dụng như mùn cưa, vỏ lạc, xơ dừa, hoặc bằng rơm dạ sử dụng các vật liệu để phủ lên mặt đất, giúp trong đất luôn có độ ẩm cung cấp nước cho cây.

5. Chăm sóc cây hoa hồng cần chọn vật liệu phù hợp để trồng cây.

– Nếu vào mùa hè thì cây trồng trong chậu là một lưu ý rất quan trọng khi bạn nên chọn loại chậu cho cây trồng.

Chọn chậu nhựa xốp cho cây hoa hồng vào mùa hè

Chọn chậu nhựa xốp cho cây hoa hồng vào mùa hè

– Cách chọn chậu xốp vào mùa hè để trồng hồng là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi chọn lựa chậu, vì chậu nhựa xốp có tính cách nhiệt rất cao

– Nên chọn lựa chậu có diện tích rộng 20-20 cm để cây có độ thông thoáng.