1. Những hạn chế của phương pháp mạ dược truyền thống
Làm mạ theo phương pháp truyền thống
1.1 Những hạn chế trong kỹ thật làm mạ
– Trong 10 năm gần đây các giống lúa mới ngắn ngày tiềm năng năng suất cao đã được phổ biến ra đại trà và chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu giống lúa ở nước ta. Tuy nhiên do nhiều hoàn cảnh khác nhau mà kỹ thuật làm mạ, đặc biệt là mạ dược vẫn chưa được cải tiến cho phù hợp với đặc điểm của các giống lúa cao sản, vì vậy đã hạn chế rất lớn đến việc khai thác tiềm năng săng suất của giống mới. Xét cụ thể chúng ta thấy hệ thống kỹ thuật làm mạ theo phương pháp tuyền thống bộc lộ những hạn chế ở các khâu: Lượng gieo, phương thức dược mạ, phân bón và kỹ thuật bón phân cho mạ.
– Lượng gieo: Hiện hay các nông hộ đều gieo lượng quá cao thông thường co hơn 3-4 lần so với yêu cầu sinh lý của cây lúa. Điều tra lượng gieo của bà con nông dân ở vùng Trung du thấy phổ biến là 90 – 100 gram thóc giống cho 1 m2 ở vụ xuân và 70 – 80 gram ở vụ mùa. Vùng đồng bằng Bắc bộ lượng gieo có thưa hon song vẫn con rất cao, thường thấy ở mức 70 – 80 gram thóc giống cho 1 m2 ở vụ xuân và tương ứng với 65 – 70 gram thóc giống cho 1 m2 ở vụ mùa. Vì gieo quá dày nên diện tích dinh dưỡng và ánh sách cho cây mạ rất thấp, rãnh mạ rất bé, mềm và còi cọc. Loại mạ này khi cấy ra ruộng rất lâu bén rễ hồi xanh, dảnh mạ nhỏ dẫn đến việc cấy quá nhiều dảnh trong một khóm.
– Phương thức dược mạ: Phương thức dược mạ phổ biến là dược mạ ẩm. Nương mạ chỉ được làm đất dạng bùn ở thời kỳ gieo, sau đó dược mạ chuyển thành dạng có độ ẩm bão hòa. Ở nhiều địa phương thuộc vùng Trung Du thậm chí nương mạ ở thời kỳ 15 ngày sau gieo do thiếu nước mà chuyển thành nương mạ khô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây mạ. Nương mạ ẩm, gieo quá dày, cây mạ chỉ có thể sinh trưởng theo chiều cao. Đặc điểm này dẫn đến không bón được nhiều phân cho cây mạ, vì lượng phân cao hơn sẽ làm cho cây mạ dài ra, dãnh mạ mềm yếu, chất lượng mạ rất thấp. Phương thức gieo mạ truyền thống với hai hạn chế như trên, cây mạ hoàn toàn không đẻ nhánh (trừ một số ít ở ngoài bìa, rãnh mạ mà khi nhổ mạ đã bị bỏ đi). Hai đốt đầu sinh ra con 1 và con 2 đã thui chột điều này trái hoàn toàn với quy luật đẻ nhánh của cây lúa ngắn ngày. Mặt khác lúa nước là cây phát triển trên ruộng nước, đất là dạng bùn; nương mạ dạng ẩm hoặc khô đã hạn chế lớn đến toàn bộ quá trình sinh tưởng của cây mạ.
– Xét tổng thể thì gieo quá dày, nương mạ dạng ẩm là hai hạn chế cơ bản trái với sự sinh trưởng của cây non. Để có mạ tốt trước hết cần bố trí gieo mạ với lượng thưa hơn: Cần gieo trong khoảng 15 – 30 gram/m2 thay vì 70 – 10 gram/m2 như hiện nay. Trên cơ sở cải tiến lượng gieo cần nhanh chóng cải tiến nương mạ, chuyển nương mạ từ chân cao xuống chân vàn để chuyển từ dược mạ ẩm sang dược mạ bùn, tiền đề để cải tiến khâu bón phân cho mạ.
– Phân bón và kỹ thật bón: Do gieo rất dày, dược mạ dạng ẩm nên không thể bón phân đủ lượng cho mạ theo yêu cầu. Trong kỹ thuật bón phân thì bón lót không được coi trọng, đặc biệt là phân vô cơ. Lượng bón và kỹ thật bón theo truyền thống đều chưa theo được yêu cầu của cây lúa non, ngay từ khi có một lá thật cây mạ đã thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sách và thiếu cả nước nữa.
– Tập hợp ý kiến tổng kết của nông dân ở hầu hết các vùng trồng lúa thâm canh đều thống nhất là cây mạ tốt phải to, khỏe, đã đẻ 2 nhánh, cách nói có khác nhau nhưng tất cả đều cho rằng:
Giai đoạn hạt lúa nảy mầm trong điều kiện thuận lợi
+ Mạ ngạnh trê hết bề hết ý.
+ Mạ sánh là gánh thóc to.
+ Mạ bìa là nia thóc đầy.
– Trong kỹ thuật gieo mạ truyền thống thì chỉ các cây mạ ở ngoài “bìa” dưới “sánh” mới đẻ được thành “ngạnh trê”, các cây mạ này có đủ dinh dưởng, đủ ánh sách và thường sinh trưởng trên rãnh được mạ dạng bùn.
1.2 Những hạn chế trong phương pháp nhổ mạ và sử dụng mạ đã nhổ
– Theo truyền thống mạ được nhổ, đập kỹ, bó chặt, thường nhổ vào chiều hôm trước để cấy vào sáng hôm sau. Khi chưa yêu cầu đạt năng suất lúa cao, các giống lúa cũ dài ngày, bộ rễ mạ phát triển kém thì áp dụng phương thức nhổ mạ hoặc sử dụng mạ như đã nêu ở trên tỏ ra chưa phải là các hạn chế đáng lưu ý. Tuy nhiên trong bối cảnh các giống lúa mới ngắn ngày, yêu cầu năng suất cao đến rất cao thì nhổ mạ và sử dụng mạ theo truyền thống đã biểu hiện là các hạn chế lớn cần sớm được khắc phục.
– Nhổ mạ đạp kỹ, bó chặt để mạ qua đêm:
+ Cách nhổ mạ đạp kỹ đã làm nát gan mạ, làm cây mạ bị tổn thương nghiêm trọng vì vậy khi cấy ra ruộng phải cần có thời gian dài để hồi phục. Nếu trong thời gian này gặp điều kiện thời tiết bất thuận như rét ở vụ xuân, quá nóng ở vụ hè thu, mụa mùa sẽ dẫn đến không hồi phục hoặc hồi phục chậm, lúa bị chết hoặc sinh trưởng kém.
+ Mạ được bó chặt thì thuận lợi cho vận chuyển song dậy buộc mạ đã làm gãy thân mạ, nát lá mạ khi thao tác, động tác này cũng dẫn đến làm cây mạ bị tổng thương nặng. Tập quán để mạ qua đêm nhất là về vụ mùa, nhiệt độ không khí cao đã làm cây mạ úa vàng, rễ mạ bị teo đi ảnh hưởng lớn đến hút nước, hút dinh dưỡng. Vì thế mà sau khi cấy ruộng lúa bị ngừng sinh trưởng, rất lâu bén rễ hồi xanh, ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra nhánh mới sớm và to, quần thể ruộng lúa sau này bị mất đồng đều nghiêm trọng.
Phương pháp nhổ mạ để qua đêm
2. Một số biện pháp ưu tiên nhằm khắc phục các hạn chế của phương pháp làm mạ truyền thống
Trong bối cảnh của nên nông nghiệp nước ta lấy hộ nông dân làm đơn vị tự chủ, các hộ cần nắm vững các hạn chế và các ưu thế của hệ thống canh tác lúa, áp dụng biện pháp làm mạ. Phát huy tối đa các ưu thế không thể thay thế của biện pháp làm mạ và khắc phục các hạn chế của phương pháp làm mạ truyền thống giúp nông hộ đat được năng suất lúa cao nhất và chi phí cho sản xuất lúa lai thấp nhất. Các biện pháp cụ thể cần ưu tiên áp dụng lần lượt như sau:
2.1 Thâm canh mạ hợp lý
Đây là ưu tiên một mà tất cả các nông hộ cần quan tâm. Toàn bộ cơ sở của kỹ thuật thâm canh mạ, tiêu chuẩn của mạ tốt và kỹ thuật cụ thể nên được vận dụng là nội dung xuyên suốt của tài liệu này. Chủ động phối hợp với các chương trình khuyến nông địa phương, với các tổ chức quần chúng như Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên các kiến thức được trình bày trong tài liệu đã được truyền tải đến bà con, đã được các nông hộ áp dụng và thu được các kết quả rất đáng khích lệ.
2.2 Chuyên dịch cơ cấu
Trong cơ cấu giống lúa vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và các tỉnh Thừa Thiên – Huế trở ra trà lúa xuân trung còn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Từ đặc điểm về thời gian sinh trưởng của nhóm này là 160 – 170 ngày vì vậy phương thức mạ được là cách duy nhất trong hệ thống canh tác lúa áp dụng biện pháp làm mạ. Để lúa trổ an toàn xung quanh tiết lập hạ (mùng 5 tháng 5) thời vụ mạ của tra xuân trung phải được gieo từ 15 -25 tháng 12. Đặc điểm khí hậu thời tiết xuân đã ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của giai đoạn mạ, kể cả những địa phương áp dụng các kỹ thuật cải tiến trong khâu làm mạ vẫn gặp khó khăn. Từ các đặc điểm này rất cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu giống để chuyển hẳn diện tích gieo cấy trà xuân trung sang gieo cấy trà xuân muộn nhằm giải quyết cơ bản những vướng mắc do đặc điểm của khí hậu thới tiết gây ra, đồng thời dễ dàng áp dụng các biện pháp thâm canh mạ. Các hướng cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu giống cần được quan tâm như sau:
2.2.1 Chuyển các giống xuân trung sang các giống xuân muộn ngắn ngày song tiềm năng năng suất rất cao.
Trà xuân muộn mời là trà xuân điển hình. Với tiến bộ của công tác chọn tạo giống ngày ngay và trong tương lai vác giống xuân muộn có hời gian sinh trưởng 115 – 135 ngày đều có tiềm năng năng suất trên 8 tấn/ha/vụ. Với trà nayfaps dụng các phương pháp gieo mạ cải tiến, các nông hộ luôn có mạ khỏe, đúng tuổi, chủ động thời vụ và thu được năng suất cao hơn hẳn so với tra xuân trung truyền thống. Một số giống điển hình được gieo cấy rộng rãi trong trà này có thể kể đến như: Khang dân 18, Bắc thơm số 7,…
2.2.1 Chuyển dịch các giống xuân sớm, xuân trung sang các giống lúa lại ngắn ngày thuộc trà xuân muộn điển hình, năng suất cao, chất lượng tốt.
– Với sự thành công của công nghệ lúa lai ngày nay các giống lúa lai ngắn ngày đến cực ngắn ngày có tiền năng năng suất trên 10 tấn/ha/vụ đã trở thành tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng nhanh nhất trong 30 năm cuối thế kỹ 20 ở nước ta. Lúa lai “2 dòng” ngày nay chẳng những có năng suất cao mà còn có chất lượng gạo tốt, thời gian sinh trưởng cực ngắn, chống chịu với sâu bệnh hại khá, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thâm canh tăng vụ ở đông bằng, trung du Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu giống lúa xuân sớm, xuân trung sang gieo cấy lúa lai, áp dụng phương pháp gieo mạ nên khô, gieo trên ruộng), các nông hộ đã chuyển sang một thời kỳ hoàn toàn chủ động trong thâm canh mạ, thâm canh lúa, giảm tối thiểu các rủi ro do thời tiết gây ra, hiệu quả gieo cấy lúa được nâng cao rõ rệt.
– Các giống lúa lai đang được nông hộ ưa chuộng như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63…
2.2.3 Chuyển phương thức lúa gieo thẳng thành lúa cấy bằng cách cải biên ruộng lúa gieo thẳng thành ruộng mạ thâm canh.
Phương pháp gieo thẳng lúa
– Gieo thẳng (gieo vãi) là biện pháp canh tác được nông dân miền Nam áp dụng rộng rãi. Ở khu vực Đông Bằng, trung du Bắc Bộ vụ xuân cực muộn cũng đã có nhiều địa phương thực thi.
– Lúa gieo vãi có một số hạn chế làm cho nhiều trường hợp năng suất không như mong muốn. Các hạn chế thường thấy là:
+ Tập quán gieo quá dày, đạt trê 500 hạt mọc cho 1 m2 đã hạn chế sự đẻ nhánh, bông lúa nhỏ, các cây lúa gieo vãi phân bố không đều.
+ Do gieo vãi nên việc làm cỏ sục bùn không thể thực hiện được, việc sử dụng liên tục thuốc trừ cỏ đã ảnh hưởn tiêu cực đến độ phì của đát và hệ động vật, vi sinh vật đất.
+ Bộ rễ của lúa gieo vãi kém hẳn so với lúa cấy, các đốt đầu tiên ở bề mặt dẫn đến lúa geo thẳng chống đổ kém hơn nhiều so với lúa được cấy từ mạ.
– Nhằm phối hợp các ưu điểm 2 phương pháp canh tác khá đặc thù của hai mien Nam Bắc, từ năm 1996 chúng tôi đã áp dụng biện pháp cải biên ruộng lúa gieo thẳng thành ruộng mạ thâm canh. Tổ chức cấ chăng dây thẳng hàng theo kiểu hàng ruộng, hàng hẹp và đã đạt được kết quả rất khả thi. Hiệu quả của phương pháp này làm tăng chi phí 5%, song năng suất tăng 18-22%, nhiều trường hợp tăng tới 30%, lãi thuần tăng bình quân 15%.
– Nội dung của phương pháp cải biên bao gồm những bước như sau:
1.Tổ chức ruộng lúa gieo thẳng để đạt 400 hạt mọc cho 1 m2.
Theo yêu cầu này thì ruộng lúa gieo vãi ở khu vực các tỉnh phía Nam có thể giữ nguyên lượng gieo hoặc giảm chút ít (khoảng 10-15% tổng lượng); ở khu vực các tỉnh phía Bắc thì cần thiết phải tăng lượng gieo để đạt được từ 350 – 400 hạt cho 1 m2 ruộng.
2. Áp dụng bón phân theo yêu cầu sinh lý của cây mạ
Cây mạ thâm canh cần có đủ dinh dưỡng ngay từ khi có lá thật vì vậy cần tổ chức bón phân lót đầy đủ (kỹ thuật này đã được đạp ứng khi thực hành kỹ thuật gieo thẳng). Cây lúa có 2,1 lá bón thúc lần 1 với lượng 6 gram ure + 6 gram kali clorua cho 1 m2 ruộng. Cây lúa đạt 4,2 lá bón thúc lần 2 với lượng phân như thúc lần 1. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng 100 – 115 ngày cần bón thúc lần 3, lần bón này gọi là bón củng cố nhánh, lượng bón như 2 lần đầu. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày thì lần bón thứ 3 gọi là bón tiễn chân với lượng bằng 50% so với 2 lần bón trước, vì lượng phân ít nên cần hoa phân với nước và dùng bình thuốc sâu phun cho ruộng mạ.
3. Tưới nước sớm và giữ nước để có kiểu ruộng lạ là thể bùn
Yêu cầu nhỏ úa gieo thằng (mạ) đem cấy: Điểm khác cơ bản giữa ruộng lúa gieo vãi và ruộng mạ là cây lúa non ở ruộng mạ sẽ được nhổ lên để cấy nhằm phân bố lại diện tích dinh dưỡng, các khóm lúa được hưởng ánh sáng và diện tích đều hơn vì vậy để tạo điều kiện cho việc nhổ mạ dễ dàng, bảo toàn bộ rễ thì ruộng mạ cần ở dạng bùn. Để đảm bảo yêu cầu này thì ngay khi cây mạ đạt 1 lá cần tưới nước cho vừa ngập rãnh. Mã đạt 2 lá cùng với bón thúc cần tưới nước láng mặt luống. Mạ đạt 3 lá mực nước được giữ ổn định xung quanh 3-4 cm cho đến khi nhổ mạ đi cấy.
4. Phun thuốc phòng trừ dịch hại trước khi đưa mạ di cấy hoặc cấy lại
Ruộng mạ cải biên từ ruộng gieo vãi là loại mạ có chất lượng rất cao, để phòng tránh các loại dịch hại phát sinh sau khi cấy thì 4-5 ngày trước khi nhổ mạ cần phun thuốc trừ dịch hại. Các dịch hại phổ biến thường bà bọ trĩ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn…
2.2.4 Ứng dụng nhanh phương pháp làm mạ bán công nghiệp
Việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa xuân, đưa trà xuân muộn thành trà chủ lực dẫn tới phương pháp gieo mạ non tuổi được thực thi rộng rãi. Phương pháp gieo mạ bán công nghiệp được áp dụng đã bước đầu đáp ứng yêu cầu có đủ mạ non, không cần nhổ mạ, mạ được sản xuất hàng loạt có chất lượng đồng đều, đước chống rét chu đáo nên đã hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của thời tiết.
Các khâu cơ bản của phương pháp làm mạ bán công nghiệp
Phương pháp làm mạ ném
+ Mạ được gieo trên các khay chế tác sẵn có kích thước hình dạng đều đặn.
+ Giá thể được chế biến tại chỗ, độ pH được điều chỉnh đạt 5,5; chất dinh dưỡng được cung cấp, trộn lẫn vào giá thể theo yêu cầu, khâu này được cơ giới hóa các công đoạn cơ bản (làm đất nhỏ, điều chỉnh pH bằng hóa chất, trộn phân vô cơ…)
+ Ngâm ủ hạt giống, tạo mộng trong lò có điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đạt độ đồng đều cao, sản xuất hàng loạt, giá thành hạ.
+ Đưa giá thể vào khay bằng máy rắc đất.
+ Ấp các khay mạ trong nhà lợi dụng hiệu ứng lồng kính để giữ nhiệt và điều hòa nhiệt.
+ Lục hóa cây mạ non trong nhà.
Phương pháp làm mạ bán công nghiệp tiến tới sản xuất mạ công nghiệp nhằm tạo ra một nghề mới ở các khu vực thâm canh, giúp nông dân chủ động có mạ tốt trong mọi tình huống của thời tiết, chấm dứt tình trạng mạ chết, mạ kém phẩm chất.