Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Quy trình kỹ thuật trồng cây Atiso hiệu quả kinh tế cao

Mô hình trồng cây Atiso mang lại giá trị kinh tế cao

Trồng cây Atiso mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một cây Atiso trắng cho từ 5 – 6 bông. Hai bông cho 1 kg Atiso, hiện tại giá trên thị trường 100.000 đồng/kg. Như vậy chỉ cần 1 cây được 300.000 đồng.

Việc mở rộng diện tích trồng cây Atiso đang là lựa chọn hàng đầu của bà con ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên để cây Atiso có chất lượng tốt thì yêu cầu kỹ thuật trồng cần phải đáp ứng phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cây. Vậy để trồng cây Atiso thành công cần tuân thủ theo quy trình kỹ thuật như sau:

Trồng cây Atiso đem lại lợi nhuận lớn

1. Cây Atiso thích hợp trồng trên loại đất nào?

– Chọn vùng trồng cây Atiso nên chọn vùng có đất sạch, không nhiễm hóa chất hoặc gần các nguồn nước thải.

– Trồng cây Atiso nên trồng trên đất có hàm lượng hữu cơ cao, giữ ẩm có thể đạt hơn 85% và có khả năng thoát nước tốt. Đất có độ pH từ 5,5 – 6,5.

– Đối với những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt trước khi trồng cần tiến hành kiểm tra độ pH của đất rồi điều chỉnh pH về ngưỡng của cây Atiso mới tiến hành trồng.

– Không nên trồng độc canh mình cây Atiso. Có thể trồng luân canh với cây họ đậu, cây hoa màu, rau hoặc trồng xen canh với các cây trồng cải tạo đất, cây sẽ cho năng suất chất lượng cao và ít nhiễm sâu bệnh hại.

Trồng Atiso giúp bà con ở tỉnh Hà Giang thoát nghèo

2. Cách làm đất trồng cây Atiso

– Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, lên luống và bón phân lót. Việc làm đất được tiến hành trước 20 – 25 ngày trước khi tiến hành trồng cây Atiso.

– Luống trồng rộng 1 m, cao 15 – 20 cm, rãnh rộng 0,4 – 0,5 cm. Đào hố trồng theo hình nanh sấu với khoảng cách hố 60 x 60 cm, đường kính hố từ 20 – 25 cm, chiều sâu của hố 30 cm.

– Bón lót cho cây với lượng tính cho 1 ha gồm: Phân chuồng 25 tấn + Phân NPK 1,3 tấn + Tro đốt 500 kg.

– Cách bón: Trộn đều hỗn hợp các phân và chia đều cho các hố, đảo đều đất và phân bón lót.

– Việc bón lót cần tiến hành trước khi trồng tối thiểu từ 20 – 25 ngày.

3. Kỹ thuật trồng cây Atiso trên ruộng sản xuất

– Chọn ngày trồng thích hợp vào những ngày nắng ráo, nên trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát để khi trồng cây nhanh bén rễ hồi xanh.

– Sau khi chuẩn bị hố trồng, tiến hành đánh cây từ vườn ươm và trồng ngay, tránh bị héo rễ của cây con. Đối với cây con cần cắt tỉa bớt 1 – 2 lá phần dưới gốc để hạn chế cây bị mất nước lúc mới trồng. Nên trồng nông chỉ cần lấp đất kín phần củ, không lấp đất lên phần nỏn của cây làm cây sinh trưởng phát triển chậm có thể gây chết cây. Sau khi trồng xong tiến hành tưới nước đẫm cho cây con để nén chặt và định vị cây, giữ ẩm cho cây tạo điều kiện cho cây nhanh hồi phục.

Mô hình trồng cây Atiso tại Đà Lạt

4. Quy trình chăm sóc cây Atiso sau trồng

– Sau trồng cần duy trì độ ẩm cho cây từ 70 – 80%. Thông thường ngày tưới 1 – 2 ngày. Số lần tưới nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết vùng trồng. Nếu trường hợp trời mưa không cần tưới, lượng nước mưa nhiều cần tiến hành thoát nước cho cây.

– Sau trồng 20 – 25 ngày cây bắt đầu bén rễ hồi xanh tiến hành làm sạch cỏ dại, xới đất phá váng và tưới nhữ phân bón cho cây. Dùng nước phân chuồng loãng pha với 5 kg ure /lần/ha.

– Bón phân cho cây Atiso: Định kỳ bón thúc 1 tháng/lần. Với lượng phân tưới dùng phân chuồng loãng pha với 4 kg ure tưới cho cây.

Vùng trồng cây dược liệu quốc gia Atiso Đà Lạt

5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Atiso

– Trong suốt quá trình trồng cây Atiso cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp

– Một số đối tượng thường gây hại trên cây Atiso như sau:

+ Kiến đỏ: Cần dùng thuốc diệt kiến, gián pha 1 gói với 8 lít nước phun vào đất trước khi trồng. Hoặc khi nào phát hiện kiến gây hại tiến hành phu để diệt trừ kiến đỏ gây hại cho cây.

+ Sâu xám: Thường gây hại trong giai đoạn cây non từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Có thể áp dụng một số biện pháp thủ công như đào bắt, diệt con trưởng thành, …Không nên sử dụng phương pháp hóa học ảnh hưởng đến chất lượng của cây Atiso.

+ Rệp muội: Thường gây hại vào tháng 2. Khi phát hiện rệp muội gây hại đến ngưỡng mới tiến hành dùng thuốc Ofatox pha với nồng độ 1% để phun trực tiếp để diệt trừ rệp muội hại cây.

– Lưu ý việc phun thuốc bảo vệ thực vật nên kết thúc trước 1 tháng khi bắt đầu thu hoạch các bộ phân của cây Atiso dùng làm dược liệu.

6. Thu hoạch và sơ chế cây Atiso

– Việc thu hoạch cây sẽ tiến hành vào các thời điểm thích hợp để có thể thu hoạch được tất cả các bộ phận của cây như thân, lá, hoa, rễ đều được sử dụng để chế biến trong dược liệu.

– Kỹ thuật thu hoạch cây Atiso được chia làm 3 phần như sau:

+ Thu hoạch lá vào cuối tháng 11 tiến hành thu hoạch lần 1. Lần 2 thu hoạch cách lần 1 từ 20 – 25 ngày. Cách thu hoạch lá cây Atiso: Thu hoạch những lá ngoài thân, chọn lá xanh tốt có tỷ lệ phần lá chiếm 55% và phần cuống chiếm 45 %. Sau khi thu lá về cần tách riêng phần lá và phần cuống. Phần lá được đưa thái và phơi kho và bảo quản trong túi nilong tránh bị ẩm và có thể đem dùng chế biền dược liệu. Cuống lá không sử dụng làm thuốc.

Giá trị dinh dưỡng từ hoa Atiso

+ Cây ra hoa vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 và tiến hành thu hoạch hoa như sau: Khi ngắt hoa về, chẻ dọc bầu hoa. Thái thành lát dày 1 cm, phơi hoặc sấy khô và được bảo quản trong túi nilong. Nếu dùng làm thực phẩm hoặc nước giải khát thì thu hoạch trước khi hoa nở.

+ Phần rễ thu hoạch vào cuối tháng 7. Tiến hành nhổ cây và lấy phần rễ rửa sạch. Chọn tách rễ có đường kính từ 1 cm trở lên, thái nhỏ lát mỏng từ 1 – 2 cm, đem phơi khi độ ẩm còn 12% và đem bảo quản vào túi nilong.

Mùa thu hoạch hoa Atiso