Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Sâu bệnh hại cây bơ và biện pháp phòng trừ cho cây năng suất cao

Cây bơ là cây trồng chủ lực hiện nay ở một số vùng miền Tây, cho nên để cây đạt năng suất cao, cãi thiện kinh tế cần phải nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây. Đặc biệt cần chú đến sâu bệnh hại đến cây bơ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con các loại sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bơ.

1. Một số loại sâu hại và biện pháp phòng trừ trên cây bơ

1.1. Mọt đục cành Polyphagous shot hole borer (PSHB) – Euwallacea sp.

– Triệu chứng:

+ Mọt đục cành là loại sâu hại phổ biến trên các loại cây trồng như cây sầu riêng, cây ca cao, cây chè, cây bơ,… Mọt cái đục vào thân cành, tạo thành đường hầm và đẻ trứng, mọt non tiếp tục đục khoét, sinh sôi và lây lan.

Mọt đục cành gây hại cây bơ

Mọt đục cành gây hại cây bơ

+ Mọt đục cành Euwallacea sp. có ổ nấm cộng sinh “mycangia” trong cơ thể (Fusarium euwallaceae, Graphium euwallaceae, Acremonium pembeum). Mọt gieo nấm trong các đường hầm để làm thực phẩm, làm cho đường hầm bị ướt, chuyển màu đen, nấm Fusarium lây lan sang phần mô khỏe, mạch gỗ chuyển màu nâu, đen, lá bị héo và gây chết cành, khô cây.

– Biện pháp phòng trừ:

+ Kỹ thuật canh tác: thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành thông thoáng, cắt và đốt bỏ cành, thân cây bị hại nặng.

Vết cắt tỉa cành lớn cần bôi Norshield 86.2WG 50g/lít

+ Xử lý bằng thuốc hóa học: thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm theo các vết đục còn mới, bơm thuốc Thiamax 25WG, Carbosan 25EC vào thân cây vùng bị hại

+ Quét gốc và thân chính Norshiled vào cuối mùa mưa.

+ Thường xuyên theo dõi và kiểm tra mọt trong cuối mưa -đầu mùa khô.

1.2. Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora)

– Triệu chứng

+ Bọ xít muỗi thường phát sinh mạnh và gây hại nặng trong mùa mưa, vườn rậm rạp, ẩm thấp, cây quá dày. Các bộ phận chồi non, lá non, cành non, cuống hoa bị bọ xít muỗi chích hút nhựa gây héo khô đen, quả bị chích có nhiều vết thâm và phát triển dị dạng, nấm bệnh dễ dàng xâm nhập từ vết chích gây nên bệnh ghẻ vỏ quả bơ. Phòng trừ tổng hợp bọ xít muỗi cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau

Bọ xít muỗi gây hại trên quả bơ

Bọ xít muỗi gây hại trên quả bơ

Biện pháp phòng trừ:

+ Kỹ thuật canh tác: Dọn vệ sinh đồng ruộng và gốc cây để tránh làm nơi chú ngụ của loại bọ xít muỗi, thu gom lá, cành, quả ngay khi mới bị bệnh, đem ra khỏi vườn để chôn lấp, tiêu hủy hoặc xử lý bằng chế phẩm Trichoderma sp để tiêu diệt nguồn bệnh và sử dụng làm phân hữu cơ.

+  Biện pháp sinh học

 Nhân nuôi một trong hai loại kiến trên vườn để kiểm soát bọ xít muỗi: Kiến đen (Dolicoderus thoracicus), hoặc kiến vàng (Oecophylla smaragdina) .

 Bảo vệ các thiên địch bắt mồi (nhện, côn trùng ăn thịt khác).

+ Biện pháp hóa học
 Thường xuyên thăm vườn vào chiều tối hoặc sáng sớm để kịp thời phát hiện bọ xít muỗi, đặc biệt vào thời gian cây bơ ra đọt non và mang quả non.

 Nếu xuất hiện các vết chích trên quả, trên chồi và bọ xít muỗi xuất hiện nhiều trong vườn bơ cần sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu có các hoạt chất Abamectin: Abamectin + Azadirachtin. Alpha-cypermethrin; Thiamethoxam,… Liều lượng và nồng độ phun theo chỉ dẫn trên bao bì.

 Phun kỹ, tập trung vào chồi non, quả và phun đổi thuốc, phun lần hai sau khi phun lần đầu 10 – 12 ngày nếu còn thấy xuất hiện các vết chích mới và bọ xít muỗi trên cây.

1.3. Sâu cuốn lá

– Triệu chứng:

+ Loại sâu cuốn lá này gây ra bởi một loại sâu bướm có tên là Gracilaria percicae Busk. Chúng thường đẻ trứng trên lá mới ra và sau đó một thời gian trứng sẽ nở ra thành sâu và lớn lên theo lá. Sau khi trưởng thành chúng thường cuốn lá lại và làm tổ trong đó.

+ Sâu cuốn lá khiến lá bị ảnh hưởng rất nhiều và cây sẽ giảm quang hợp nên đồng nghĩa với việc làm ảnh hưởng đến chất lượng quả khá nhiều.

– Cách điều trị:

+ Sử dụng một số loại thuốc trừ sâu nội hấp để diệt trừ trứng của sâu. Trước khi bạn phun bạn tiến hành gỡ bỏ các tổ do sâu cuốn lại để giúp tăng hiệu lực của thuốc.

2. Một số bệnh hại trên cây bơ và biện pháp phòng trừ

2.1. Bệnh thối quả loét thân do nấm Phytophthora sp:

Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây (thân, cành, lá, quả), đặc biệt trên thân cây với triệu chứng xì mủ và loét thân cây; thường xuất hiện và phát triển nhanh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao, mưa nắng xen kẽ kéo dài; vườn cây rậm rạp, ẩm thấp, đọng nước. Phòng trừ tổng hợp bệnh thối quả, loét thân, cháy lá cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

– Kỹ thuật canh tác

+ Tỉa cành, tạo hình: Thường xuyên tỉa cành, tạo hình ngay sau khi thu hoạch đảm bảo thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào toàn bộ thân, cành cây.

+ Vệ sinh đồng ruộng: Kịp thời phát hiện, thu gom lá, cành, quả ngay khi mới bị bệnh, đem ra khỏi vườn để chôn lấp, tiêu hủy hoặc xử lý bằng chế phẩm Trichoderma sp để tiêu diệt nguồn bệnh và sử dụng làm phân hữu cơ.

+ Tránh gây vết thương trên thân, cành, quả trong quá trình chăm sóc, nhất là khi trời mưa tập trung, kéo dài và ẩm độ cao.

+ Vệ sinh dụng cụ kéo cắt cành, dao, cưa sau khi sử dụng cho mỗi cây. Không sử dụng chung dụng cụ như kéo cắt cành, dao, cưa, cuốc,… từ cây bệnh sang cây khỏe mạnh.

– Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm Trichoderma sp và phân chuồng trộn chung, bón xung quanh hình chiếu của tán cây vào đầu mùa mưa, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Biện pháp hóa học

+ Sử dụng một trong các loại thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất Fosetyl Aluminium hoặc Mancozeb + Metalaxyl. Liều lượng và nồng độ phun theo chỉ dẫn trên bao bì để phòng sâu, bệnh cho bơ.

+ Trường hợp thối quả: Phun tất cả các bộ phận của cây bị hại và các cây xung quanh, phun ít nhất 2 lần, cách nhau 7 – 10 ngày.

+ Đối với loét thân, cành: Vạt phần vỏ bị bệnh, quét thuốc vào chỗ bệnh.

+ Có thể tiêm thuốc Phosphorous acid (Agri – Fos 400 SL) với liều lượng 20 ml dung dịch thuốc/ cây, tỷ lệ thuốc và nước là 1 : 2, tiêm 2 lần/ năm, lần 2 cách lần đầu là 30 ngày để phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora sp gây hại trên cây bơ  trong giai đoạn kinh doanh.

2.2.Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporinoides)

– Một loại bệnh điển hình khác mà không chỉ bơ mà nhiều loại cây ăn quả khác thường mắc phải đó chính là bệnh thán thư. Loại bệnh này do loại nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên. Cây bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện trên cành non, chùm hoa và quả non vv.. Loại bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm mưa nhiều và độ ẩm cao trên 95%. Những vùng trồng bơ đều có đủ điều kiện để bệnh thán thư bùng phát gây hại.

– Nấm bệnh xâm nhiễm trên trái non, trái đang lớn tùy theo thời tiết, vết bệnh sẽ phát triển thành các vết bệnh lớn. Nấm thán thư xâm nhiễm trái bơ ở “thể lặn” đến trước thu hoạch, các vết bệnh 2-3mm bắt đầu chuyển màu xuất hiện trên vỏ trái, và chỉ bùng phát mạnh lây lan gây thối vào phần thịt trái sau khi thu hoạch và bảo quản khi trái bắt đầu “chín, mềm”

– Các giống bơ hiện tại đều dễ nhiễm thán thư nhưng Fuerte là giống chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao tại các nước trồng bơ, lại rất mẩn cảm với thán thư

Bệnh thán thư hại quả

Bệnh thán thư hại quả

Cách phòng trừ:

+ Bón phân cân đối giữa hữu cơ và vô cơ, hàng năm nên bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma thông qua phun xịt hoặc trộn vào đất

+ Nếu bệnh xuất hiện nhiều cần có biện pháp cưa đốn các cành bệnh, cây bệnh mang đi tiêu hủy (đốt)

+ Thường xuyên cắt tỉa cành, dọn cỏ dại vườn tược, tạo sự thông thoáng đủ ánh sáng

+ Thông thường các loại bệnh trên cây bơ đều do nấm gây ra, do đó để phòng bệnh hàng năm nên phun định kỳ 3-4 lần các loại thuốc trị nấm như Aliette, Ridomil Gold, Coc85… Đặc biệt vào đầu mùa mưa khi nấm bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển

2.3.Bệnh héo rũ (Verticillium albo – atrum)

– Cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá bị chết rất nhanh, đổi thành vàng nhưng lá khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc mầu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Sau thời gian vài tháng, mầm non phát sinh trở lại trên những nhánh chưa chết và trong vòng một hoặc hai năm, cây sẽ sống trở lại bình thường và không còn triệu chứng gì cả. Nấm tồn tại trong đất và gây bệnh cho nhiều loại thực vật ở bất cứ tuổi nào. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng một hoặc hai năm.

Bệnh héo rũ hại trên quả bơ

Bệnh héo rũ hại trên quả bơ

– Biện pháp phòng trừ

+ Cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi, cắt bỏ những nhánh nhỏ, chết.

+ Không dùng cành tháp của những cây đã bị bệnh, nên dùng gốc ghép là những giống thuộc chủng Mexico.

+ Không nên xen canh hoặc luân canh bơ với các cây họ cà,…

+ Không trồng cây trên đất kém thông thoáng, ẩm thấp và úng thuỷ.

+ Dùng các thuốc hoá học phù hợp.