1. Rau bạc hà
Bạc hà hay bị nhầm với rau húng lủi. Lá bạc hà Việt Nam thường dài thon, thân màu xanh, trong khi húng lủi lá tròn, nhiều răng cưa và thân có màu tím.
Một số bài thuốc nên lưu lại từ cây rau bạc hà:
– Trị mắt toét:
Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt.
– Trị lỵ ra máu:
Bạc hà 1 nắm lớn, sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát thì đem uống, ngày dùng 2 lần.
– Trị chảy máu cam không cầm:
Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi.
– Trị ong đốt, kiến đốt (trẻ sơ sinh cũng dùng được)
Bạc hà giã, đắp lên chỗ tổn thương
– Chữa tưa lưỡi trẻ em:
Rửa sạch lá bạc hà, cuộn vào đầu ngón tay, rà lên lưỡi vài lần trước khi cho bú.
– Chữa đầy bụng, đau bụng:
Lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g), rượu nặng 90 độ (1000ml). Mỗi ngày uống nhiều lần, mỗi lẫn 5 – 10 giọt cho vào nước nóng để uống.
– Chữa cảm sốt:
Dùng lá hay cả cây tươi (10 – 20g) cho vào 100ml nước sôi, đậy kín, hãm 10 phút, lấy hơi để xông, lấy nước uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi rồi lau sạch.
Kiêng kỵ khi dùng bạc hà
+ Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng (Dược Tính Luận).
+ Uống nhiều hoặc uống lâu ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
2. Rau húng quế
Húng quế còn có tên gọi khác là rau quế, húng giổi, é quế, hay húng chó, rau é, e tía, hương thái. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra loại cây này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, sát trùng, diệt nấm…
Một số bài thuốc thông dụng từ húng quế ai dùng cũng khỏi:
– Chữa ho:
Húng quế, húng chanh, xương sông. Giã giập với ít muối và ngậm.
– Chữa chứng bồn chồn, lo âu, đau đầu, ho, viêm họng:
Dùng 20 – 40 nhúm lá Húng quế và hoa khô hãm trong 1 lít nước sôi. Ngày uống 2 – 3 ly.
– Lợi sữa:
Sắc một nắm lá Húng quế trong 1 lít nước, ngày dùng 2 ly.
– Sổ müi, khó tiêu, ỉa chảy:
15g cành lá Húng quế sắc nước uống.
– Chữa mẩn ngứa, dị ứng:
Lá Húng quế (cả hoa, quả, hạt càng tốt) giã nhỏ vắt lấy nước uống, còn bã đem xát lên chỗ đau.
3. Rau răm
Rau răm có vị cay nồng mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán hàn, tiêu thực, sát trùng thường dùng ăn để kích thích tiêu hoá, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi đau bụng, kém ăn, co gân (chuột rút), ỉa chảy. Còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu và chống nôn. Dùng ngoài để chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng) rắn cắn và chó dữ cắn. Ngày dùng 20 – 30g giã tươi lấy nước uống hay sắc uống.
Một số bài thuốc hay từ cây rau răm:
– Chữa đau tim:
Dùng rễ rau răm 50g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
– Chữa say nắng:
Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.
Theo bác sĩ Lê Minh, người bị say nắng thể trạng bán hôn mê thì dùng Rau răm 30g, Sâm bố chính 20g (tẩm nước gừng), rễ Ðinh lăng (lá nhỏ) 16g, Mạch môn 10g; 4 vị sao vàng, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
– Chữa kém ăn:
Rau răm ăn theo gia vị hoặc dùng cả cây 10 – 20g sắc uống sau bữa ăn.
– Chữa ghẻ lở, chốc, sâu quảng:
Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi, hoặc giã nát xát hoặc đắp rồi băng lại.
– Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau:
Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu Long não hay cồn Long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
– Chữa rắn cắn:
Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống) còn lá đắp vào vết thương. Hoặc lấy 20 ngọn rau răm tươi đắp vắt nước uống, bã đắp.
Rau răm tuy không độc, nhưng nhân dân có kinh nghiệm từ xưa lưu truyền lại: dùng nhiều rau răm quá thì hại về mặt sinh lý, kém cường dương tráng khí, chân huyết cũng khó đi, hay phá huyết, nên khi có thai cũng không nên ăn nhiều rau răm.
4. Rau mùi
Rau mùi còn có tên là rau ngò. Theo Y học cổ truyền thuốc có tác dụng phát tán thấu chẩn (giúp sởi đầu chóng mọc), giảm độc làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân (nhất là đối với bệnh sởi trẻ em), kiện vị tiêu thực.
Bạn có thể áp dụng rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hay từ rau mùi như:
– Chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa
Rau mùi 8g, đinh hương 4g, quất bì 4g, hoàng liên 4g. tất cả rửa sạch cho 500ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm, dùng liền 3 ngày.
– Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, ậm ạch
Rau mùi rửa sạch, giã nát thêm chút nước lấy nước cốt uống 2 – 3 thìa rất cùng hiệu quả.
– Lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu
Lấy 12g hạt rau mùi khô ngâm trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.
– Chữa rong kinh
Hạt rau mùi khô 6g, rửa sạch cho 600ml nước, sắc còn 300ml thêm chút đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Dùng 3 – 5 ngày.
– Lợi sữa cho sản phụ sau sinh
Quả mùi già 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.
– Làm đẹp da, trị mụn
Giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc thường xuyên lấy quả mùi sắc nước rửa. Bài thuốc này tốt cho những người có da khô, da mặt có mụn sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.
5. Rau diếp cá
Rau diếp cá mùi tanh như cá nên còn được gọi là “ngư tinh thảo”, ngoài ra còn có tên là lá giấp hay, trấp thái.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau diếp cá có một số tác dụng chủ yếu trong việc kháng khuẩn, giải độc, kháng viêm, ngăn chặn virus, tăng cường miễn dịch. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh cũng nên thường xuyên dùng loại cây này bởi nó quá tốt cho sức khỏe.
Một số bài thuốc hay từ cây dấp cá:
– Chữa các bệnh đường hô hấp:
Giã lá diếp cá rồi vắt lấy nước hoặc đem diếp cá sắc với nước, rồi cho bệnh nhân uống.
– Chữa chứng ho ra máu, khạc ra đờm ở bệnh nhân lao phổi:
Diếp cá tươi (khoảng 30g), cho vào nồi đất, đổ ngập nước ngâm trong 1 giờ, sau đó đun sôi 1 – 2 phút (chú ý không được đun lâu), bỏ bã chắt lấy nước, đập một quả trứng gà vào trộn đều; ăn từ từ từng ít một; mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 20 – 30 ngày.
– Chữa viêm phế quản, viêm phổi:
Diếp cá tươi 60g, phổi lợn 1 bộ, nấu thành món canh; ăn phổi và uống nước thuốc, cách 2 – 3 ngày ăn 1 lần, dùng liên tục khoảng 3 – 5 tháng. Nhìn chung diếp cá rất tốt cho những người bệnh phổi như viêm phổi, áp – xe phổi, viêm phế quản…
– Chữa viêm tai giữa, sưng tắc tia sữa:
Dùng toàn cây diếp cá khô 20g, hồng táo (táo tàu) 10 quả, nước 600ml; sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
– Chữa đau mắt đỏ:
Lá diếp cá giã nhỏ, ép vào hai miếng gạc sạch, đắp lên mắt khi ngủ, làm như vậy 2 – 3 lần là khỏi.
– Chữa trĩ, lòi rom:
Lá diếp cá 6 – 12g sắc nước uống; đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa. Có thể kết hợp ăn sống hàng ngày, đồng thời lấy diếp cá tươi, giã nát và đắp vào chỗ bị trĩ, băng lại và thay mỗi ngày khoảng 2 lần.
– Chữa tiêu chảy:
Lá diếp cá tươi 60g (khô 20g), sắc với nước, thêm chút đường trắng vào uống trong ngày.
– Chữa viêm đường tiết niệu:
Lá diếp cá tươi 30g, mã đề 15g, kim tiền thảo 15g; sắc với nước, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
– Chữa viêm tiền liệt tuyến cấp tính:
Lá diếp cá tươi 60g, giã nát, đổ ngập nước vo gạo ngâm trong 1 giờ, sau đó bỏ bã, chia 2 lần uống trong ngày.
– Chữa sốt:
Dùng nước vo gạo mới và đặc đun sôi nhỏ lửa với lá diếp cá đã giã nhuyễn, khi nhừ thì lấy ra để nguội rồi cho trẻ uống ngày 3 lần.
Lưu ý: Lá diếp cá sống khi mới lấy về rất tanh và khó uống. Nhưng khi đã cho vào nồi đun sôi, vị tanh kia lại biến mất và rất dễ uống. Nếu bé thích uống thứ nước ngòn ngọt, bạn có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống hơn.
– Chữa viêm amidan, viêm họng:
Lấy rau diếp cá tươi ngâm trong nước nóng như ngâm chè rồi uống. Cũng có lấy diếp cá tươi xào hoặc nấu chín làm thức ăn để ăn.
– Chữa nhiễm trùng đường tiết niệu:
Lấy 50g diếp cá tươi hoặc 30g diếp cá khô, sắc lên và uống hàng ngày.
– Chữa mụn nhọt ngoài da:
Lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, một nửa đem giã nát, đắp lên vùng bị mụn, một nửa đem ăn sống, nếu không ăn được sống, có thể giã nát lấy nước uống với chút đường cũng được.
– Trị viêm cổ tử cung, đau bụng dưới:
Lấy 30 – 60g diếp cá tươi + 30g cả bồ công anh và kim ngân, thêm nước vào sắc uống hàng ngày.
6. Rau mùi tàu
Rau mùi tàu còn có tên gọi khác là ngò gai, ngò tây, ngò tàu. Loại cây này vị hơi đắng, cay, tính ấm, có mùi thơm có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.
Các bài thuốc ai cũng nên lưu lại với rau mùi tàu:
– Chữa sốt nhẹ
30g mùi tàu, 50g thịt bò thái nhỏ nấu với 600ml nước và vài lát gừng tươi rồi cho thêm ít hạt tiêu, ăn nóng. Sau khi ăn phải đắp chăn kín mít cho ra mồ hồi sẽ hạ được sốt.
– Trị kiết lỵ
Sao vàng 1 nắm hạt mùi tàu sau đó tán nhỏ rồi pha với uống, ngày 2 lần, mỗi lần 7 – 8g.
– Trị đau bụng, tiêu chảy
Sắc 20g mùi tàu tươi với vài củ sả, ít lá tía tô, lấy nước uống trong ngày.
– Trị chứng đầy hơi
Dùng 50g mùi tàu, cắt thành từng khúc khoảng 3 – 4cm sắc cùng vài củ gừng tươi đập dập và 400ml nước. Sắc lấy 200ml nước, chia 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ đồng hồ.
– Chữa cảm mạo
Lấy 10g mùi tàu khô sắc với 6g cam thảo và 300ml nước, đun sôi trong vòng 15 phút rồi chia thành 3 lần, uống hết trong ngày.
– Điều trị bệnh sởi
Trẻ sơ sinh thì nên giã nát lá mùi tàu rồi sao nóng cho vào miếng vải mềm, chà sát lên người trẻ.
Trẻ lớn có thể ăn uống được thì sắc nước mùi tàu cho trẻ uống để kích thích nốt sưởi lên nhanh và mau khỏi.
– Trị chứng đái dầm
Mùi tàu, cỏ mần trầu, rau ngổ mỗi thứ 20g, cỏ sữa 10g tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 ngày bệnh sẽ giảm.
– Chữa ăn uống không tiêu:
Mùi tàu khô 10g, Cam thảo đất 6g, nước 300ml, đun sôi. Giữ sôi trong 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày, uống nóng.