Lưu huỳnh (S) cùng với Đạm (N), lân (P2O5), và kali (K2O) là một trong những chất dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng. Hiện tượng thiếu lưu huỳnh trong cây trồng rất phổ biến thường xảy ra hơn trước khi triệu chứng biểu hiện bên ngoài. Việc xác định hiện tượng thiếu lưu huỳnh trong cây thường không dễ dàng và hay bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu đạm. Hiện tượng thiếu lưu huỳnh được phát hiện tại hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp trên thế giới và như thế gây chú ý một cách rộng rãi.
Đạm SA (Sulfate đạm, Sunphat Amon, Ammonium Sulfate) có chứa 20 – 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 23-24% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm.
Bón phân SA để khắc phục hiện tượng thiếu lưu huỳnh:
Phân SA là loại phân có chứa cả hai dưỡng chất quan trọng. Do đó giá thành cao hơn các loại phân chứa đạm đơn thuần tính theo đơn vị chất đạm. Nếu xem xét hiệu quả chung của S và N đem lại khi bón SA thì giá thành có ý nghĩa kinh tế hơn.
Hóa tính và lý tính của phân SA rất ổn định nhờ dạng tinh thể cứng nên chất lượng bền. Phân SA sẵn sàng phục vụ mọi lúc, mọi nơi.
Phân SA cung cấp trực tiếp cho cây trồng chất đạm và lưu huỳnh và cũng là loại phân có thể dùng chung với các loại phân khác. Dù được dùng riêng rẻ hay phối hợp với loại phân khác thì vẫn có thể tính được dễ dàng lượng phân bón cần thiết bón cho cây trồng.
Hiệu quả có ích của đạm trong phân SA
Cây lúa nước hấp thu chất đạm dưới dạng Amôn chiếm đa phần trong lượng đạm cây đòi hỏi. Trong khi cây lúa cạn lại sử dụng dạng đạm nitrat. Đạm Amôn bón cho ruộng rẫy được chuyển hóa thành nitrat dưới tác động của những vi khuẩn sống trong đất, nhờ đó trở nên dạng dễ tiêu cho cây trồng cạn. Điều này chứng tỏ rằng phân SA có thể được dùng cả trên ruộng nước lẫn ruộng cạn mà vẫn đảm bảo cho kết quả đáng kể. Những nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho biết cây trồng cạn có thể sử dụng cả hai dạng đạm amôn và đạm nitrat. Kết quả nghiên cứu cho thấy đạm amôn làm phát triển nhánh cây ngũ cốc còn trái bắp sẽ đóng hạt đầy đặn hơn.
Ngay cả trong quá trình trực di dưỡng chất trong đất, phân SA vẫn có thể tồn tại trong đất thuận lợi cho cây trồng. Đó là nhờ dạng đạm amôn của phân SA có khả năng tránh bị thất thoát trong quá trình trực di. Phân SA cũng ít bị mất đạm trong quá trình bay hơi so với phân urê.
Hiệu quả của lưu huỳnh trong phân SA
Kết quả thí nghiệm chứng minh rằng phân SA chứ dạng đạm cao cấp. Mới đây các nhà nghiên cứu nhận biết rằng một số trường hợp tưởng lầm cây bị thiếu đạm thay vì cây đang bị thiếu lưu huỳnh. Triệu chứng của 2 trường hợp thiếu đạm và thiếu lưu huỳnh biểu hiện rất giống nhau. Điểm khác biệt chính là các lá non bị vàng do thiếu S vì sự vận chuyển lưu huỳnh trong cây bị tắc nghẽn. Nếu chỉ có bón thêm phân đạm trong khi cây đang bị thiếu lưu huỳnh thì chỉ làm trầm trọng thêm vì tiếp tục gây ra thêm sự mất cân bằng về tỷ lệ giữa đạm và lưu huỳnh N:S.
Ích lợi của việc bón phân SA
– SA ít hút ẩm, dễ bảo quản, dễ trộn và dễ bón
Phân SA ít hút ẩm là nhờ cấu trúc phân tử kém hút ẩm giúp cho việc bảo quản lâu dài và dễ pha trộn với các loại nguyên liệu phân bón khác. Tuy nhiên, các nguyên tắc cẩn thận trong công tác bảo quản phân bón cũng phải chú trọng.
– Hiệu lực tức thời
Phân SA hoàn toàn tan trong nước 100%. Nhanh chóng phân ly thành ion amôn và sulphate.
– Hiệu lực kéo dài
Ion amôn dương tính liên kết với cấu tử đất tồn tại lâu bền xung quanh vùng rễ cây cho đến khi cây sử dụng mà không bị thấm rút vào nước chứa trong đất.