Trần Thị Tường Linh, Võ Đình Quang: Viện Ứng dụng Công nghệ – CN Tp HCM
– Bổ sung Silic cho đất từ nguồn Silic tự nhiên: Ở một số vùng có thể bổ sung Silic một cách đáng kể từ nước tưới, đặc biệt là nước ngầm từ vùng đất núi lửa rất giàu Si. Giả sử trung bình nồng độ Silic trong khoảng 3-8mg Si/L và liều lượng nước tưới khoảng 10.000 m3 nước/ha/vụ, có thể tính được lượng Silic bổ sung vào từ nước tưới là khoảng 30 – 80kg Si/ha/vụ.
– Quản lý rơm rạ, biện pháp sau thu hoạch: Về lâu dài, sự thiếu Silic được ngăn chặn bằng biện pháp không lấy đi rơm rạ lúa sau khi thu hoạch, tái sử dụng rơm rạ (5 – 6%Si) và vỏ trấu (10%Si) để bón vào đất.
– Biện pháp bón phân: Thường xuyên bón phân có chứa Silic như Silicate Ca (14 – 19%Si): 120 – 200kg/ha hay Silicate K (14% Si): 40 – 60 kg/ha.
Phân lân nung chảy (TP) đã được sản xuất công nghiệp từ năm 1943; hiện nay vẫn đang được sản xuất tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Brazil, Nam Phi, Việt Nam…Sản xuất TP là một nét đặc biệt của công nghiệp phân lân Nhật Bản. Nhu cầu về phân TP ở Nhật Bản tăng lên chủ yếu do hai nguyên nhân sau: (1) việc bảo quản và sử dụng phân lânnung chảy dễ dàng mặc dù điều kiện khí hậu nóng ẩm và (2) có nhiều đồng lúa cần lượng lớn SiO2 hòa tan (Nguyễn Huy Phiêu, 1996).
Ở Việt Nam, phân TP tỏ ra có hiệu lực cao đối với nhiệu loại cây trồng trên nhiều loại đất như: đất phèn, đất xám, đất đỏ bazan (Công Doãn Sắt và cộng sự, 1990; Nguyễn Đăng Nghĩa, 1994; Mai Thành Phụng, 1996; Lương Đức Loan và Lê Hồng Lịch, 1996). Nhiều nhà nghiên cứu nhân định rằng: việc bón phân TP giúp nâng cao năng suất cây trồng, cải thệin độ phì nhiêu đất nhờ vào tác dụng của hàm lượng Silic chưa trong phân, bên cạnh tác dụng của lân và một số nguyên tố khác (La Bình, 1996; Nguyễn Tử Siêm và Trần Khải, 1996; Võ Minh Kha và Bùi Đình Dinh, 1996; Ngô Nhật Tiến, 1996; Nguyễn Đăng Nghãi, 1994; Mai Thành Phụng, 1994).Việt nam có nguồn quặng apatit dồi dào, tuy hàm lương P2O5 trong quặng tương đối thấp nhưng lại chứa nhiều Silic (có loại quặng hàm lượng SiO2 khoảng 40-50%), thích hợp cho công nghệ sản xuất phân lân theo phương pháp nhiệt. Ngoài ra, nước ta còn có nhiều nguồn khoáng sản chứa Silic như: secpentin – H3Mg3Si2O9, với trữ lượng hơn 20 triệu tấn ở Yên Bái, Thanh Hóa, olivene – (MgFe)2SiO4, fenpat, quaczit. Việc phối chế để đa dạng hóa mặt hàng phân lân hoặc tạo ra các loại phân đa yếu tố, chứa P, Silic và các nguyên tố dinh dưỡng khác, có thành phần phù hợp với đất và nhu cầu của cây cần được quan tâm và đòi hỏi sự hợp tác của các nhà nghiên cứu công nghệ sản xuất và các nhà nông hóa học với sự chủ trì của các công ty sản xuất phân bón (Võ Minh Kha và Bùi Đình Dinh, 1996).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. La Bình (1996), Nhà máy phân lân Văn Điển và những cải tiến công nghệ, Hội thảo Khoa học Phân lân nung chảy, Hà Nội – tháng 5/1996, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trang 11-19.
2. Lê Văn Căn (1978), Giáo trình nông hóa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
3. Nguyễn Minh Hạnh (1991), Độ đọc sắt, nhôm đối với lúa trên đất phèn và biện pháp khắc phục, tạp chí Nông nghiệp và CNTP, số tháng 6/1991, trang 254 – 258.
4. Võ Minh Kha, Bùi Đình Dinh (1996), Phân lân nung chảy – Hiện trạng và triển vọng, Hội Thảo Khoa học Phân lân nung chảy, Hà Nội – tháng 5/1996, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trang 32-44.
5. Trần Thị Tường Linh, Võ Đình Quang, Lê Thị Hằng, Phan Liêu (2005 a), Ảnh hưởng của anion silicate (SiO32-) và anion silicofluoride (SiF62-) đến khả năng hấp phụ và giải phóng lân của đất phèn, tạp chí Nông nghiệp và PTNT 1/2005, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội, trang 64-67.
6. Trần Thị Tường Linh, Võ Đình Quang, Lê Thị Hằng, Phan Liêu (2005 a), Ảnh hưởng của việc bón lân, silicate natri và silicoflouride natri đến sự sinh trưởng và hấp thu dinh dưỡng của cây lúa trồng trên đất phèn trong nhà lưới, tạp chí Nông nghiệp và PTNT (3+4)/2005, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội, trang 33-36.
7. Lương Đức Loan, Lê Hồng Lịch (1996), Hiệu lực của phân lân nung chảy đối với cà phê và một số cây trồng cạn trên đất đỏ bazan – Tây Nguyên, Hội thảo khoa học Phân lân nung chảy, Hà Nội – tháng 5/1996, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trang 82- 91.
8. Nguyễn Đăng Nghĩa (1994), Cơ sở khoa học của việc nâng cao hiệu lực phân lân cho lúa trên đất phèn Đồng Tháp Mười, Luận án Phó Tiến Sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
9. Nguyễn Huy Phiêu (1996), Tổng quan về tình hình và triển vọng sản xuất phân lân nung chảy, Hội thảo Khoa học Phân lân nung chảy, Hà Nội – tháng 5/1996, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trang 1-4.
10. Mai Thành Phụng (1994), Một số biện pháp sử dụng đất phèn nặng để trồng lúa ở vùng Đồng Tháp Mười, Luận án phó Tiến Sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
11. Mai Thành Phụng (1996), Hiệu lực của phân lân nung chảy đối với lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo Khoa học Phân lân nung chảy, Hà Nội – tháng 5/1996, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trang 92-111.
12. Công Doãn Sắt, Nguyễn Đăng Nghãi, Mai Thành Phụng (1990), Kết quả nghiên cứu phân bón cho lúa trên đất phèn Đồng Tháp Mười, tạp chí Nông nghiệp và CNTP, số tháng 9/1990.
13. Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải (1986), Hóa học lân trong đất Việt Nam và vấn đề phân lân, Hội thảo Khoa học Phân lân nung chảy, Hà Nội – tháng 5/1996, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trang 20-27.
14. Trần Công tấu và cộng sự (1986), Thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Đại học và Trung hcọ chuyên nghiệp, Hà Nội.
15. Ngô Nhật Tiến (1996), Lân, vai trò quan trọng trong sinh trưởng và sự phát triển của cây thân gỗ, Hội thảo Khoa học Phân lân nung chảy, Hà Nội – tháng 5/1996, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trang 53-55.
16. Nguyễn Vy, Trần Khải (1978), Nghiên cứu hóa học đất vùng Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
17. Ho Chong Wah (1996), Báo cáo sử dụng Fused magnesium phosphate đối với cây nông nghiệp nhiệt đới ở Malaysia, Hội thảo Khoa học Phân lân nung chảy, Hà Nội – tháng 5/1996, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trang 112 – 117.
18. Suichi Yosida (1985), Những kiến thức cơ bản của Khoa học trồng lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
19. Ayres A.S. (1966), Calcium silicate slag as a growth stimulant for sugarcane on low-silicon soils, Soil Sci. 101, pp. 216-227.
20. Bolt G. H. (1976), Adsorption of anions by soils, In soil chemistry. A. Basic Elements, Bolt
G. H. and Bruggenwert M. G. M. (eds), Elsevier Scientific, Amsterdam, pp. 91-95.
21. Borggaard O. K. (1990), Dissolution and Adsorption properties of Soil iron oxides. Chemistry Department, Royal Veterinary and Agricultural University, Copenhagen.
22. Datnoff E. L., Raid R. N., Snyder G. H., Jones D. B. (1991), Effect of Calcium Silicate on Blast and Bron Spot Intensities and Yields of Rice, The American Phytopathological Society, Plant Disease, Vol. 75 N0 7, pp. 729-739.
23. Dobermann A., Fairhurst T., (2000), Rice Nutrient Disorders & Nutrient Management, Oxford Graphic Printers Pte Ltd.
24. Fiantis Dian, Van Ranst Eric, Shamshuddin Jusop, Fauziah Ishak, Zauyah Siti (2002), Influence of silicate application on P sorption and charge characteristics of Andiso;s from West Sumatra, Indonesia, 17th WCSS, 14-21 August 2002, Thailand.
25. Horst W. J., Marchner H. (1978), Effect of silicon in manganese tolerance of bean plants (Phaseolus vulgaris L), Plant and Soil 50, pp. 187-303.
26. Matichenkov V. V., Calvert D. V. (2002), Silicon as a beneficial element for sugarcane, J.Amer. Soc. Of Sugarcane Technologists, Vol.22, pp. 21-29.
27. Mengel K., Kirkby E. A. (1987), Principles of plant nutrition. 4th Edition, International Potash Institute Bern, Switzerland.
28. Miyake Y., Takahashi E (1978), Silicon deficency of tomato plant. Soil Sci. Plant Nutr. 24,pp. 175 – 189.